Bộ TTTT sẽ trình Thủ tướng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trong tháng 2
Bộ TTTT nhận định: Chuyển đổi số đã diễn ra nhiều năm qua, nhưng chỉ khi xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc. Đây chính la nền tảng để tiến tới kinh tế số và xã hội số, tạo ra môi trường tốt nhất cho đổi mới, sáng tạo.
- 25-02-2020Bộ Công thương đề xuất giảm giá BOT, phí cầu đường, nhiên liệu bay… hỗ trợ doanh nghiệp trước dịch Covid-19
- 25-02-2020Tập đoàn Thành Công muốn Quảng Ninh kiến nghị Trung ương sớm chấp thuận dự án nhà máy sản xuất ô tô
- 25-02-2020Tại sao Việt Nam nên cẩn trọng với nới lỏng tiền tệ và bài toán cân đối chính sách khắc phục hậu quả dịch Covid-19 sẽ như thế nào?
Phản hồi kiến nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đẩy nhanh chuyển đổi số ở các ngành, các cấp để tạo nền tảng hình thành nền kinh tế số theo kế hoạch của Chính phủ, Bộ TTTT cho biết Nghị quyết 52 Bộ Chính trị đã định hướng xu thế chuyển đổi số tại Việt Nam.
Nghị quyết đặt mục tiêu kinh tế số sẽ chiếm 30% GDP vào năm 2030, từ đó phải đổi mới tư duy, tạo thuận lợi cho việc phát triển các ý tưởng mới, sáng tạo, giải pháp đột phá, để Việt Nam bứt phá vượt lên.
"Chuyển đổi số đã diễn ra nhiều năm qua, nhưng chỉ khi xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc. Đây chính la nền tảng để tiến tới kinh tế số và xã hội số, tạo ra môi trường tốt nhất cho đổi mới, sáng tạo", Bộ TTTT nhận định.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao, Bộ TTTT đang hoàn thiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, dự kiến trình Thủ tướng trong tháng 2. Chương trình bao gồm kế hoạch, giải pháp và lộ trình chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm.
Đặc biệt, năm 2020 đã được Bộ TT&TT tuyên bố là năm chuyển đổi số quốc gia, để đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, xã hội số.
Hiện nay, các yếu tố nền tảng trong chuyển đổi số là: thể chế, hạ tầng, an ninh mạng và đào tạo sẽ được ưu tiên đầu tư để đưa Việt Nam trở thành nước có thứ hạng cao trên thế giới, nằm trong nhóm 50 quốc gia vào năm 2025 và nhóm 30 quốc gia hàng đầu thế giới về CNTT vào năm 2030.
Cũng trong thông tin trả lời kiến nghị của, Bộ TTTT cho biết, để Đề án chuyển đổi số quốc gia sau khi được phê duyệt thực sự triển khai hiệu quả, góp phần để Việt Nam sớm hình thành nền kinh tế số, Bộ TTTT đề nghị các địa phương, đặc biệt là các địa phương có nền tảng CNTT tốt như Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ với Bộ triển khai các nội dung cụ thể trong Đề án.
Trong thời gian Đề án chuyển đổi số quốc gia được xây dựng và trình phê duyệt, Bộ TTTT cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế có thể chủ động, phối hợp tiến hành các hoạt động như nghiên cứu, tuyên truyền về kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số đến tất cả các thành phần xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt để tiếp cận công nghệ nhằm tiến hành các hoạt động chuyển đổi số, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn nâng cao năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giải pháp phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số.