"Bỏ túi" 9 thói quen giao tiếp của người có EQ cao để sở hữu cuộc sống dễ dàng muôn phần, làm gì cũng suôn sẻ, ai gặp cũng yêu thích
Cơn giận sẽ khiến chúng ta dễ buột miệng nói ra những lời không hay. Người sở hữu EQ cao sẽ rèn luyện được “cái đầu lạnh” để kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống.
- 10-02-2022CEO Nguyễn Ngọc Mỹ: "Tìm được mình là ai để mang lại giá trị thật nhất cho người đối diện"
- 09-02-2022Mang sổ đỏ về cho mẹ nhưng Midu vẫn thiếu người yêu về ra mắt: Tiêu chí chọn ''nửa kia'' của nữ đại gia bất động sản gây bất ngờ, ai sẽ là người được chọn?
- 09-02-2022Học cách đầu tư như 'thần chứng khoán' Warren Buffett: Không ngưng học hỏi để 'ngồi vững' khi thị trường đầy biến động
Thành công của một người không chỉ dựa trên sự tài giỏi, mà còn có cách đối nhân xử thế và thái độ khi đối mặt với những chuyện phát sinh trong cuộc sống. EQ là yếu tố giúp con người làm được điều này.
Người sở hữu EQ vượt trội sẽ có cuộc sống dễ dàng hơn bất cứ ai vì họ đã nắm giữ được bí quyết trong mối quan hệ giữa người với người.
Nằm lòng 9 thói quen của người có EQ cao để rèn luyện kỹ năng giao tiếp xuất chúng, làm gì cũng suôn sẻ, ai gặp cũng yêu thích.
1. Hãy nói “Đúng” thay vì “ Không đúng”
Nhiều người có thói quen nói “không”, bất kể người khác nói gì cũng sử dụng “không”, “không đúng”, “không phải”,... để làm câu cửa miệng, nhưng sau đó không phải bác bỏ ý kiến, mà chỉ là bổ sung thêm mà thôi.
Một số người nghĩ rằng nói “không” như vậy có thể giúp họ thể hiện được sự cao minh và đặc biệt, nhưng những gì họ nhận lại chỉ là sự ghét bỏ không hơn không kém. Nói cho cùng thì chẳng mấy ai thích người khác phủ định mình!
Người có EQ cao sẽ rèn luyện được một thói quen tốt. Đó là bất kể đối phương nói những lời ngốc nghếch hay bất đồng quan điểm, chúng ta vẫn sử dụng sự chân thành và kèm theo từ “đúng”. Trước tiên hãy khẳng định đối phương rồi sau đó mới từ từ mở rộng vấn đề và thêm thắt ý kiến của bản thân vào.
Kỹ năng giao tiếp này giúp các mối quan hệ không đi vào ngõ cụt khi có mâu thuẫn, tránh tình trạng làm mất lòng người khác, đồng thời cũng thể hiện bản thân là người thấu tình đạt lý, am tường sự đời.
2. Nhờ người khác giúp đỡ, nhớ thêm đuôi “được không?”
Đừng bao giờ dùng giọng điệu ra lệnh để nói chuyện với người khác. Thêm hai từ “được không” vào cuối câu sẽ khiến giọng điệu mang thêm tính chất thương lượng, để đối phương cảm nhận được sự tôn trọng.
Kỹ năng này càng quan trọng hơn khi giao tiếp với người thân trong gia đình. Nhiều lúc, chúng ta cho rằng nói chuyện với người thân thuộc thì sao cũng được, nhưng người càng thân thì phải càng cần đến sự tôn trọng của chúng ta.
3. Khen người khác một cách chi tiết, đừng hời hợt, giả lả
“Bạn xinh quá”, “Bạn thông minh quá”, “Bạn giỏi quá”,... Những câu khen ngợi này chỉ mang tính chất bình thường, vô thưởng vô phạt. Người EQ cao phải sử dụng những câu cao cấp hơn bằng cách chỉ ra người khác đẹp ở điểm nào, thông minh ra sao, giỏi những gì.
Điều này sẽ giúp đối phương cảm nhận được sự chân thành của bạn và đương nhiên những lời khen đó cũng là thật lòng.
4. Trước mặt nói xấu, sau lưng nói tốt
Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc họ không được phép nói xấu, nói bậy. Quan hệ bạn bè càng không thể tránh được điều này. Tuy nhiên, hãy áp dụng nguyên tắc: Trước mặt nói xấu, sau lưng nói tốt.
Nói xấu ở đây không phải là châm chọc, xỉa xói người khác, mà là nói thẳng, đánh giá trực tiếp người đang giao tiếp với mình. Đã là bạn bè thì không câu nệ tiểu tiết, chúng ta muốn tốt cho họ nên mới nói thẳng để họ sửa đổi. Thế nhưng ở sau lưng thì vui lòng chỉ nói tốt và khen họ, không bán đứng bạn bè trước mặt người khác.
Điều này sẽ khiến bạn bè cảm thấy chúng ta là người thành tâm, biết nghĩ và đối xử với người xung quanh bằng cả trái tim.
5. Có thể châm chọc bạn bè, nhưng không được mỉa mai sở thích, đặc biệt là thần tượng trong lòng họ
Không ai có thể bình tĩnh khi có người động chạm đến sở thích hay thậm chí là thần tượng mà mình mến mộ.
Cho dù là người thân quen đến đâu thì cũng không thể phá vỡ nguyên tắc này.
6. Tức giận cũng không được làm tổn thương đến lòng tự trọng của người khác
Cơn giận sẽ khiến chúng ta dễ buột miệng nói ra những lời không hay. Người sở hữu EQ cao sẽ rèn luyện được “cái đầu lạnh” để kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống.
Bạn bè càng thân, chúng ta càng nắm được yếu điểm của họ. Một khi đã sử dụng những điều đó để chống trả lại họ trong những lần mâu thuẫn, mối quan hệ chắc chắn sẽ tan vỡ hoàn toàn, khó có thể bình thường như xưa.
Nếu mất đi lòng tự trọng trước mặt bạn bè và bị chính người mình tin tưởng làm tổn thương, liệu có mấy ai còn chấp nhận gìn giữ mối quan hệ này nữa?
7. Quan tâm đến cảm nhận của “thiểu số” trong đám đông
Thật sự rất đáng thương khi bị lạc lõng giữa đám đông. Trong trường hợp này, người EQ cao sẽ chủ động dẫn dắt câu chuyện và mở lời với những thành phần không thể hòa nhập.
Bản thân người có EQ cao luôn để ý và quan tâm đến cảm nhận của người khác, giúp họ cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn rất nhiều khi bị chướng ngại trong giao tiếp.
8. Một trong những cách an ủi người khác là chia sẻ về chuyện đau buồn của bản thân để thể hiện sự đồng cảm
Khi người khác đang trong trạng thái tiêu cực, một biện pháp “chữa lành”duy nhất chính là khiến họ cảm thấy bản thân họ không phải là trường hợp thê thảm nhất.
Bạn có thể chia sẻ những chuyện buồn của mình để giúp họ nhận ra trên đời còn rất nhiều điều xui xẻo hơn. Khi đó, nỗi đau của họ tự nhiên được thu nhỏ, đồng thời khiến họ cảm nhận được sự quan tâm và đồng cảm của người khác dành cho mình.
Những người có chung hoàn cảnh sẽ dễ dàng “chữa lành” cho nhau hơn.
9. Đề cập đến người khác khi chia sẻ vinh quang, niềm tự hào
Sai lầm thì nhận phần lỗi về mình, còn vinh quang thì nên để người khác cùng sẻ chia.
Trong cuộc sống, bạn được khen ngợi, được lợi ích, nhưng cũng đừng quên nhắc đến người đã giúp đỡ hay chủ động cho lời khen. Người có EQ cao luôn đặt bản thân ra sau để đối phương tỏa sáng. Đây không phải là hành vi của sự ngu muội hay giả tạo, mà chính là sự dịu dàng xuất phát từ con tim.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc