Bỏ xa công ty của ông Trầm Bê, doanh nghiệp này thắng lớn khi xuất khẩu rau quả cao kỷ lục dù không hề bán rau
Báo cáo KQKD năm 2016 được công bố cho biết An Phú đạt doanh thu 110 tỷ đồng – tăng 40%; Lợi nhuận sau thuế đạt 41 tỷ đồng – tăng 84% so với cùng kỳ năm trước và cũng là con số lợi nhuận lớn nhất của doanh nghiệp kể từ khi thành lập.
- 14-04-2015Chiếu xạ An Phú: Lên kế hoạch lãi gần 28 tỷ đồng năm 2015
- 13-02-2015Chiếu xạ An Phú: Lãi gần 25 tỷ đồng năm 2014, vượt xa kế hoạch năm
Việt Nam là quốc gia “rừng vàng biển bạc” với các sản vật nông, lâm, thủy sản phong phú. Những năm gần đây, bên cạnh những mặt hàng quen thuộc như dầu mỏ, da giày, lúa gạo thì thủy hải sản, rau củ quả ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu.
Tuy vậy, để xuất khẩu được tới các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật, Châu Âu cũng không hề đơn giản vì ngoài việc sản xuất theo quy trình được kiểm duyệt thì thủy hải sản, trái cây còn phải được chiếu xạ nhằm ngăn chặn những loại dịch hại và kéo dài thời gian bảo quản.
Có thể nói, mặc dù là lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng số lượng doanh nghiệp kinh doanh chiếu xạ là rất ít bởi đây là ngành đặc thù và để hoạt động cần được sự cấp phép của Chính phủ và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng như chịu sự giảm sát của Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thực hiện chiếu xạ thực phẩm còn phải hoạt động theo quy định của Bộ Y tế về an toàn và vệ sinh thực phẩm bảo quản bằng chiếu xạ.
Từ năm 2002 - 2004, Công ty Sơn Sơn thuộc sở hữu của gia đình ông Trầm Bê là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh lĩnh vực chiếu xạ hoa quả tại Việt Nam, chiếm lĩnh toàn bộ thị trường chiếu xạ thanh long. Mãi cho đến năm 2009, thế độc quyền này mới mất đi khi có nhà máy chiếu xạ thanh long thứ hai do Công ty Cổ phần Chiếu xạ An Phú (APC) đầu tư.
Hiện tại, công ty An Phú là cái tên đáng chú ý nhất trong lĩnh vực chiếu xạ với thị phần khoảng 60%, bỏ xa các đối thủ xếp sau như Thái Sơn (thị phần thứ 2 và đang nắm giữ trên 50% cổ phần APC), Sơn Sơn (chủ yếu chiếu xạ hoa quả) hay Trung tâm Chiếu Xạ Hà Nội (bắt đầu chiếu xạ hoa quả từ tháng 4/2016 nhưng công suất còn thấp).
Không những vậy, việc An Phú và Thái Sơn chiếm lĩnh phần lớn thị phần chiếu xạ còn giúp các doanh nghiệp này dễ dàng chi phối giá.
Năm 2016, An Phú đạt lợi nhuận cao nhất kể từ khi thành lập
Với những ưu thế kể trên, không bất ngờ khi An Phú đạt kết quả kinh doanh rất ấn tượng trong những năm gần đây. Báo cáo KQKD năm 2016 được công bố cho biết An Phú đạt doanh thu 110 tỷ đồng – tăng 40%; Lợi nhuận sau thuế đạt 41 tỷ đồng – tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và cũng là con số lợi nhuận lớn nhất của doanh nghiệp kể từ khi thành lập. Trên TTCK, cổ phiếu APC của An Phú hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 23.000 đồng/cp, tăng 27% so với thời điểm đầu năm.
Biến động cổ phiếu APC trong thời gian gần đây
Chiếu xạ, ngành kinh doanh giàu tiềm năng tăng trưởng
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm trước. Trong đó, 4 thị trường lớn bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và New Zealand đã chiếm tới gần 40% tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016.
Những yêu cầu về rào cản kỹ thuật khắt khe đối với thủy sản đông lạnh tại các nước này sẽ khiến các nhà xuất khẩu có động lực mạnh hơn để chiếu xạ sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng của các nước nhập khẩu và mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chiếu xạ.
Bên cạnh chiếu xạ thủy hải sản, trong những năm gần đây, An Phú cũng đẩy mạnh chiếu xạ rau củ quả và đây cũng là mảng kinh doanh đầy tiềm năng.
Trong năm 2016, xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đạt 2,46 tỷ USD, tăng 34% so với năm trước và lần đầu tiên vượt qua xuất khẩu gạo. Tháng 1 vừa qua, nước ta tiếp tục xuất khẩu 230 triệu USD rau củ, tăng 14% và dự báo xuất khẩu rau quả trong năm 2017 sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD.
Từ vị trí là mặt hàng khiểm tốn, rau củ quả đã có bước tiến đáng kể để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, vươn xa tới gần 60 thị trường trên toàn thế giới. Riêng các loại trái cây như vải, chôm chôm, thanh long, xoài, nhãn,…sau khi được xử lý bằng chiếu xạ đã vượt qua được những tiêu chuẩn khắt khe để có mặt tại những thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Năm 2016 vừa qua có hơn 10.500 tấn hoa quả tươi được kiểm dịch bằng chiếu xạ để xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, tăng gấp đôi so với năm 2015, trong đó, sản lượng thanh long sang Mỹ và xoài sang Hàn Quốc đều tăng trưởng trên 2 lần.
Kim ngạch xuất khẩu rau củ quả tăng mạnh trong những năm gần đây
Đối với trái cây chiếu xạ xuất khẩu, cả nước hiện chỉ có 2 doanh nghiệp là Sơn Sơn và An Phú được cấp giấy chứng nhận từ Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) xác nhận Nhà máy đạt chuẩn chiếu xạ trái cây xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong đó, công nghệ chiếu xạ của An Phú vượt trội hơn đối thủ Sơn Sơn do sử nguồn xạ Cobalt 60 phát tia Gamma, phù hợp với nhiều loại mặt hàng thực phẩm và được sử dụng phổ biến hơn ở các nước tiên tiến trong khi Sơn Sơn sử dụng máy gia tốc phát tia X.
Trí Thức Trẻ