BoA: 5 lý do khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 10 tuần nữa
Ảnh: AP
Theo ngân hàng thương mại lớn nhất nước Mỹ Bank of America (BoA), nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong vòng 10-12 tuần nữa.
- 13-12-2022Bloomberg: Nhật Bản, Hà Lan về phe với Mỹ trong "cuộc chiến chip", tham vọng của Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị vùi dập
- 13-12-2022Chuyện bi hài của Sam Bankman-Fried: Thuê bố mẹ là giáo sư luật Stanford phụ trách pháp lý, đồng hành từ lúc là tỷ phú đến khi... bị bắt
- 13-12-2022Các công ty sản xuất chip tính kế rời khỏi Trung Quốc để tránh rủi ro: Việt Nam là 1 trong 2 điểm đến sáng giá nhất
Trong một lưu ý mới đây, BoA dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ đứng trên bờ vực suy thoái trong vòng 10-12 tuần tới.
Như vậy, nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong tháng 3/2023. Dự đoán này phù hợp với quan điểm của các lãnh đạo doanh nghiệp rằng một cuộc suy thoái đang cận kề.
Một cuộc khảo sát gần đây do Conference Board thực hiện cho thấy 98% CEO doanh nghiệp dự đoán suy thoái kinh tế sẽ xảy ra vào năm 2023, tăng so với tỷ lệ 95% được thực hiện trước đó.
Cuộc suy thoái tiềm tàng này được cho là cuộc suy thoái được báo trước nhiều nhất trong lịch sử. Mọi người dường như đều đang chờ một sự suy giảm. Và đó là một lý do chính đáng. Lãi suất tăng vọt vào năm 2022, kết hợp với biến động mạnh trên thị trường hàng hóa khiến lạm phát kéo dài.
Giờ đây, các dấu hiệu suy thoái đang hình thành. Chiến lược gia Michael Hartnett của BoA đã phác thảo 5 tín hiệu là lý do để tin rằng một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào đầu năm 2023.
1. Đường cong lợi suất đảo chiều mạnh nhất kể từ tháng 10/1981
Đường cong lợi suất là một chỉ báo suy thoái đáng tin cậy hàng đầu được các nhà đầu tư theo dõi sát sao. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện thấp hơn khoảng 80 điểm cơ bản so với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm.
2. Giá dầu giảm
Mặc dù có những yếu tố giúp tăng giá, chẳng hạn như Trung Quốc mở cửa nền kinh tế trở lại, áp trần giá dầu của Nga, Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ cạn kiệt và OPEC tiếp tục bị hạn chế nguồn cung, giá dầu vẫn giảm 40% trong 6 tháng. Giá dầu giảm có thể báo hiệu rằng nhu cầu đang suy yếu.
3. Cổ phiếu ngân hàng giảm
Cổ phiếu ngân hàng vốn được ví như một chỉ báo sớm cho những vấn đề sắp xảy đến. Nó có thể cảm nhận ảnh hưởng từ suy thoái sớm hơn so với cổ phiếu ngành khác. Cổ phiếu ngân hàng đã giảm 10% chỉ trong 4 ngày. Điều đó có thể báo hiệu rằng các nhà đầu tư đang dự đoán tăng trưởng kinh tế chậm lại.
4. Các đơn đặt hàng mới giảm liên tục
Chỉ số đơn đặt hàng mới trong ngành sản xuất (do ISM công bố) đã giảm 3 tháng liên tiếp. Nhìn chung, đây là một tín hiệu tiềm ẩn cho thấy các doanh nghiệp đang dự đoán hoặc đang trải qua tình trạng đơn đặt hàng của khách giảm.
5. Thị trường bất động sản ảm đạm
Giá nhà ở tại Mỹ và một số khu vực khác trên thế giới qua các năm.
Doanh số bán nhà ở Mỹ giảm 37% so với năm trước. Trong khi đó, giá nhà ở Thụy Điển, New Zealand, Canada và Sydney lần lượt giảm 13%, 11%, 10% và 5%. Như vậy, thị trường nhà ở của Mỹ và nước ngoài đều đang chậm lại. Điều đó có thể gây ra tác động tiêu cực đến sự giàu có và chi tiêu của người tiêu dùng.
Chiến lược gia Michael Hartnett lưu ý rằng khả năng suy thoái tiềm tàng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ những khoản đầu tư chất lượng. Ông cho biết hàng rào vững chắc nhất cho mọi kịch bản hiện tại và trong năm 2023 là trái phiếu kho bạc và các cổ phiếu kém hấp dẫn với bảng cân đối kế toán khỏe mạnh.
Theo MI
Nhịp Sống Thị Trường