MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Boeing biết trước hệ thống cảnh báo an toàn 737 Max trục trặc mà không thông báo

06-05-2019 - 20:15 PM | Tài chính quốc tế

Kỹ sư Boeing đã phát hiện hệ thống cảnh báo an toàn trong buồng lái không hoạt động như dự định trước khi dòng máy bay này được bàn giao nhưng đã không tiết lộ.

Sự cố được phát hiện sau khi 737 Max vận hành vài tháng nhưng Boeing đã không tiết lộ sự thật này cho các hãng hàng không hoặc cơ quan quản lý liên bang đến khi một máy bay bị rơi trong vụ tai nạn của hãng Lion Air.

Thông báo ngày 5/5 của Boeing cho biết, vài tháng sau khi 737 Max ra mắt vào năm 2017 và trước cả khi chúng được bàn giao, các kỹ sư của nhà sản xuất máy bay này đã nhận ra rằng phần mềm hệ thống hiển thị của 737 Max không cung cấp thông tin chính xác các yêu cầu cảnh báo lỗi. Phần mềm bàn giao cho Boeing giúp kết nối đèn báo lỗi của góc tấn với đồng hồ hiển thị góc tấn, vốn là tính năng tùy chọn. Vì vậy, phần mềm chỉ kích hoạt đèn báo lỗi khi hãng hàng không chọn giải pháp lắp đặt thêm đồng hồ hiển thị góc tấn.

Boeing biết trước hệ thống cảnh báo an toàn 737 Max trục trặc mà không thông báo - Ảnh 1.

Máy bay Boeing 737 Max 8. (Ảnh: AP)

Các cảm biến bị trục trặc trong chuyến bay tháng 10/2018 ở Indonesia và một chiếc khác vào tháng 3/2019 ở Ethiopia, khiến phần mềm trên máy bay đẩy mũi xuống. Các phi công đã không thể lấy lại quyền kiểm soát hai máy bay, và cả hai đã bị rơi, làm 346 người thiệt mạng.

Không rõ liệu đèn cảnh báo có ngăn được vụ tai nạn của Lion Air hay Ethiopian Airlines hay không. Tuy nhiên, tiết lộ của Boeing đã đặt ra những câu hỏi mới về sự trung thực của công ty với các nhà quản lý và khách hàng là hãng hàng không.

Boeing cho biết thêm rằng máy bay đã an toàn để bay mà không cần cảnh báo cảm biến, được gọi là "ánh sáng không đồng nhất góc tấn". Các đồng hồ khác cung cấp cho phi công đủ thông tin về tốc độ, độ cao, hiệu suất động cơ và các yếu tố khác của máy bay để bay an toàn.

Người phát ngôn Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết cơ quan này đã được thông báo về đèn cảnh báo không hoạt động vào tháng 11/2018, sau khi chiếc Lion Air 737 Max bị rơi vào ngày 29/10 tại Indonesia. Ông cho biết các chuyên gia FAA xác định rằng chỉ số không hoạt động này có rủi ro thấp.

"Tuy nhiên, nếu Boeing liên lạc kịp thời hoặc sớm hơn với (các hãng hàng không) sẽ giúp giảm bớt hoặc loại bỏ sự nhầm lẫn có thể xảy ra", người phát ngôn FAA nói trong một tuyên bố gửi qua email. Ông từ chối cung cấp thêm chi tiết.

Trong hướng dẫn sử dụng mà Boeing đã đưa cho Southwest Airlines, nhà vận hành lớn nhất của cả Max và các mẫu 737 nói chung, đèn cảnh báo được mô tả như một tính năng tiêu chuẩn giống như trên những mẫu 737 cũ, theo phát ngôn viên Brandy King. Sau vụ tai nạn của Lion Air, King cho biết, Boeing đã thông báo rằng họ đã phát hiện ra đèn không hoạt động mà không có các chỉ số góc tấn tùy chọn, do đó, hãng cũng bắt đầu thêm tính năng tùy chọn.

Boeing cho biết vấn đề bắt nguồn từ phần mềm được giao cho công ty. Một phát ngôn viên của Boeing từ chối nêu tên nhà cung cấp phần mềm.

Trong thông báo ngày 5/5, Boeing giải thích thêm rằng vì các chuyên gia nội bộ xác định rằng đèn không hoạt động không ảnh hưởng đến an toàn, công ty đã quyết định khắc phục sự cố bằng cách ngắt kết nối cảnh báo khỏi các chỉ báo tùy chọn trong bản cập nhật kế hoạch tiếp theo của phần mềm hiển thị buồng lái. Boeing đã không thông báo với các hãng hàng không hay FAA về quyết định này.

Boeing hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận từ FAA và các cơ quan quản lý nước ngoài để Max bay trở lại trước khi mùa Hè kết thúc.

Tính tới vụ tai nạy ở Ethiopia, gần 400 chiếc 737 Max đang hoạt động tại các hãng hàng không trên toàn thế giới. Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra hình sự về việc liệu Boeing có đánh lừa nhà quản lý về các tính năng trên máy bay bao gồm phần mềm điều khiển chuyến bay hay không.

Nhà sản xuất máy lớn nhất thế giới cũng đang đối mặt sự giám sát của các ủy ban quốc hội và thanh tra Sở Giao thông vận tải, bên cạnh nguy cơ về các vụ kiện của các gia đình nạn nhân đã thiệt mạng trong hai tại nạn máy bay của Lion Air và Ethiopian Airlines .

(Nguồn: AP)

Theo Phương Anh

VTCnews

Trở lên trên