Bỗng dưng hàng chục triệu USD "rơi vào đầu", nữ thừa kế 9X gây bất ngờ vì quyết định ngược đời
Việc bà quyết định trao lại hàng chục triệu USD cho Marlene Engelhorn không khiến cô hạnh phúc mà ngược lại, điều đó khiến cô khó chịu.
- 28-10-2022Ngành học của Việt Nam lọt top 100 thế giới, đầu vào không khó, lương tính bằng USD
- 28-10-2022"Thiên thần Victoria's Secret" bước đổi đời và những nỗi niềm khó nói
- 29-10-2022Thức dậy lúc 6h mỗi ngày trong suốt 5 năm, cuộc sống của tôi thay đổi thế nào? Minh mẫn, tự tin và thành công hơn!
- 28-10-2022Người nhiều đất hơn cả Bill Gates: ‘Tập duy trì lối sống nhà nghèo, nếu không anh sẽ mất tất cả’
- 28-10-2022Cựu sinh viên Harvard từ bỏ công việc lương năm gần 5 tỷ đồng tiết lộ mặt trái lớn nhất của thành công mà không ai muốn nhắc tới
Marlene Engelhorn năm nay 29 tuổi, xuất thân từ một trong những gia đình giàu có nhất ở Áo. Cô là cháu gái của Traudl Engelhorn-Vechiatto (94 tuổi), thành viên của gia tộc tập đoàn hóa chất lớn khổng lồ BASF (thành lập năm 1865).
Năm 1997, công ty được bán với giá 11 tỷ USD. Lúc này, bà Traudl Engelhorn-Vechiatto nhận được khoảng 2,45 tỷ USD. Vào thời điểm bà qua đời tháng trước, khối tài sản của bà được ước tính trị giá khoảng 4,2 tỷ USD.
Như di nguyện của bà Traudl Engelhorn-Vechiatto, cháu gái Marlene được thừa hưởng hàng chục triệu USD. Nhưng Marlene đưa ra quyết định khiến nhiều người bất ngờ - cho đi 90-95% khối tài sản mà bà để lại.
Nữ thừa kế Marlene Engelhorn. Ảnh: The Sun.
"Tôi không vui mà khó chịu. Với số tiền ấy, tôi có quyền tự do bất ngờ nhưng không phù hợp với niềm tin của tôi. Không ai nên có nhiều tiền và quyền lực được miễn thuế như vậy". Tuy nhiên, nữ thừa kế không chia sẻ con số chính xác cô được thừa hưởng.
Đáng chú ý, Marlene muốn số tài sản cho đi này được chuyển đến nhà nước, nhưng dưới hình thức là tiền thuế, không phải tặng.
Cách đây 2 năm, bà của Marlene đã thông báo về kế hoạch thừa kế. Trong thời gian này, Marlene đã tập trung suy nghĩ xem cô nên làm gì với số tài sản đó. Cuối cùng, cô quyết định tặng số tiền được hưởng.
Chia sẻ với truyền thông, 9X cho biết cô đã không làm gì để có thể hưởng số tiền này. "Đây không phải là vấn đề về ý chí, mà là về sự công bằng. Số tiền này đến từ xã hội và nên trở về với đúng xuất phát điểm", Marlene chia sẻ.
"Bất cứ ai xem tin tức và quan tâm đến xã hội, đều nhận ra rằng có những mối liên hệ giữa sự giàu có và nghèo đói. Do vậy, việc cho đi là hoàn toàn cần thiết". Marlene quan điểm rằng nếu cô không cho đi tài sản, nghĩa là cô từ chối trở thành một phần của xã hội.
Marlene Engelhorn muốn tài sản thừa kế được đánh thuế. Ảnh: The New York Times.
Gia đình Marlene không lạ gì việc cho đi những khoản tiền khổng lồ. Ông bà của cô đã đổ một phần tài sản của mình vào việc hỗ trợ các nhà khoa học trẻ. Người chú quá cố của Marlene đã đưa hàng triệu USD cho một trung tâm khảo cổ học. Em họ của ông cam kết gần 140 triệu USD cho âm nhạc cổ điển.
Khối tài sản hàng tỷ USD của gia đình Marlene bắt nguồn từ Friedrich Engelhorn, người khoảng 150 năm trước ở Đức đã thành lập BASF. Là người thừa kế một phần khối tài sản đó, Engelhorn lớn lên trong dinh thự ở khu vực sang trọng của Vienna, Áo.
Khi nhìn thấy những người bạn sống trong những căn hộ nhỏ, cô ấy tự hỏi tại sao họ không chọn sống trong ngôi nhà lớn có vườn và đẹp hơn nhiều. "Đặc quyền khiến cho bạn có cái nhìn rất, rất hạn hẹp về thế giới", Marlene khẳng định.
Năm 2021, Marlene đã đồng sáng lập một nhóm có tên Tax Me Now (tạm dịch: Hãy đánh thuế tôi ngay bây giờ). Nhóm bao gồm những người thừa kế từ bỏ khối tài sản lớn và ủng hộ việc tăng mức thuế thừa kế. Họ lập luận rằng những khoản tài sản này nên được nhà nước phân chia một cách công bằng và dân chủ. (Áo, nơi Marlene sinh sống, đã bãi bỏ thuế thừa kế vào năm 2008).
Marlene cũng tin rằng việc phân phối lại tài sản một cách công bằng, đánh thuế cao hơn đối với người siêu giàu có thể giúp tái cân bằng xã hội.
Khi được hỏi cô thấy mình ở đâu trong tương lai, sau khi từ bỏ phần lớn tài sản, Marlene nói: "Tôi chưa biết. Nhưng tôi muốn cố gắng, nỗ lực. Mọi người cũng nên như vậy".
Theo VICE, The New York Times
Nhịp sống thị trường