MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bỗng dưng thấy răng miệng xuất hiện thứ này, đừng bỏ qua bởi có thể tim, gan, thận của bạn có thể đang gặp nguy hiểm!

28-02-2020 - 11:14 AM | Sống

Chúng ta đã quen với việc nhìn sắc mặt, nhìn tay, chân để đoán biết tình trạng sức khỏe của bản thân mình mà không ngờ rằng ngay cả khu vực răng miệng cũng có thể tiết lộ ít nhiều về điều này.

"Kiểm tra răng và miệng thường xuyên có thể giúp bạn biết được nhiều thứ quan trọng hơn bạn nghĩ" - đó là lời khuyên của bác sĩ nha khoa Reena Wadia tại London nước Anh.

Theo bác sĩ, chỉ cần chăm chỉ kiểm tra răng miệng, bạn có thể nhận ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe. Đồng thời, bác sĩ cũng chỉ ra 9 dấu hiệu bất thường ở răng miệng mà mọi người không nên bỏ qua.

Bỗng dưng thấy răng miệng xuất hiện thứ này, đừng bỏ qua bởi có thể tim, gan, thận của bạn có thể đang gặp nguy hiểm! - Ảnh 1.

Bác sĩ Reena Wadia

Vậy những dấu hiệu bất thường ấy là gì?

1. Đỏ quanh khóe miệng: Thiếu sắt hoặc vitamin B

"Đỏ hoặc bị viêm quanh khóe miệng mà không thấy lớp da bị bong tróc hoặc ngứa, đau thì rất có thể bạn đã bị thiếu sắt hoặc vitamin B", bác sĩ Wadia trả lời trên tờ Daily Mail Australia.

Cũng theo bác sĩ, có khoảng 25% người trên thế giới đang thiếu sắt hoặc vitamin B, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người cao tuổi.

Ngoài ra, nếu bạn là người thiếu sắt mãn tính, lưỡi của bạn cũng sẽ có màu đỏ, điều bạn cần làm ngay là thay đổi chế độ ăn uống của mình.

2. Nướu chảy máu: Bệnh tim, thận

"Chảy máu nướu răng là hồi chuông cảnh báo cơ thể bạn đang gặp trục trặc. Mỗi lần đánh răng, xỉa răng bạn đều thấy phần nướu chảy máu, rất có thể bạn đã mắc bệnh nha chu (viêm nha chu", bác sĩ Wadia cảnh báo.

Cũng theo bác sĩ, răng miệng là bộ phận có thể kết nối với những cơ quan khác của cơ thể. Hiện có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh nướu răng cũng ảnh hưởng chung đến tình trạng sức khỏe, khi thấy nướu chảy máu rất có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, thận.

 3. Nướu sưng to: Tác dụng phụ của thuốc

Tín hiệu thứ ba mà bạn cần phải chú ý đó là việc nướu bị sưng to, có thể đây là dấu hiệu của bệnh nướu răng.

"Việc sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp cao, động kinh... có thể khiến nướu phát triển quá mức khi có các mảng bám. Thông thường, các bác sĩ nha khoa sẽ liên hệ với các bác sĩ đa khoa để giúp bạn thay đổi thành loại thuốc khác không có tác dụng phụ", bác sĩ Wadia nói.

Bác sĩ Wadia cũng nói thêm rằng việc giải quyết tình trạng nướu sưng quá to rất quan trọng bởi nếu không, nó sẽ rất khó được làm sạch và điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng.

4. Đổi màu nướu: Bệnh Addison, hội chứng Peutz-Jeghers

"Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận) là bệnh lý rối loạn hormone do tuyến thượng thận tiết ra, chủ yếu là cortisol và aldosterone. Khi bệnh tiến triển, một số bệnh nhân sẽ có phần nướu răng chuyển sang màu xám hoặc tối màu", bác sĩ Wadia cho hay.

Bỗng dưng thấy răng miệng xuất hiện thứ này, đừng bỏ qua bởi có thể tim, gan, thận của bạn có thể đang gặp nguy hiểm! - Ảnh 2.

Khi bệnh Addison tiến triển, một số bệnh nhân sẽ có phần nướu răng chuyển sang màu xám hoặc tối màu

Ngoài ra, bác sĩ cũng cảnh báo những bệnh nhân mắc hội chứng Peutz-Jeghers (một bệnh di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển polyp hoặc ung thư) sẽ xuất hiện những đốm sắc tố màu hơi nâu hoặc hơi xanh xám trên môi, nướu răng, niêm mạc miệng hoặc trên da, hay gặp ở ngón tay hoặc ngón chân... Chính vì vậy khi nướu đổi màu, bạn không nên chủ quan.

5. Răng mẻ: Đau đầu, đau quai hàm

Nếu một sáng ngủ dậy, bạn nhân ra những chiếc răng cửa của mình có dấu hiệu bào mòn hoặc mẻ thì rất có thể bạn đã nghiến răng suốt cả đêm, đây là hậu quả của việc quá căng thẳng, lo lắng.

"Hầu hết những người nghiến răng đều không biết rằng họ đang làm điều đó. Điều này xảy ra trong khi ngủ hoặc khi một người quá tập trung, căng thẳng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây nên đau đầu hoặc đau quai hàm", bác sĩ Wadia nói.

6. Răng có màu trong suốt, trắng sáng bất thường: Trào ngược dạ dày

Bác sĩ Wadia cho biết, những chiếc răng trong suốt, sáng bóng bất thường có thể đã bị axit làm mòn men răng, điều này khiến cho răng dễ bị sứt mẻ hơn.

Theo bác sĩ, phần axit gây hại men răng này có thể đến từ chế độ ăn uống của chúng ta, ngoài ra nó cũng có thể gây nên do chứng trào ngược dạ dày.

"Khoảng 5-10% những người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể phát triển thành bệnh Barrett thực quản (một trong những loại bệnh tiêu hóa có thể dẫn đến ung thư thực quản ) chính vì vậy bạn nên đi khám xem cơ thể có đang chứa bất kỳ tế bào bất thường nào hay không", bác sĩ Wadia khuyên.

7. Loét miệng: Thiếu sắt, vitamin B12

Theo bác sĩ Wadia, loét miệng đôi khi đến từ việc thiếu sắt, vitamin B12 hoặc đã nhiễm virus, bệnh Crohn và bệnh Celiac. Mọi người nên chủ động đi khám nếu cảm thấy lo lắng.

8. Hôi miệng: Bệnh xơ gan, bệnh thận

"Hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chứng hôi miệng là do lưỡi và bệnh nướu răng", bác sĩ Wadia nói.

Tuy nhiên, đôi khi chứng hôi miệng có thể bắt nguồn từ một số căn bệnh: Mùi trái cây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, mùi tanh có thể cho thấy bạn đã mắc bệnh thận bệnh thận, mùi mốc là dấu hiệu của bệnh xơ gan...

9. Khô miệng: Tiểu đường, rối loạn hệ miễn dịch

Điều cuối cùng mà bác sĩ muốn mọi người chú ý đó là khô miệng - nguyên nhân chủ yếu là do mất nước.

"Có nhiều ý kiến khác nhau về việc bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày, nhưng hai lít nước luôn là lựa chọn tốt nhất", bác sĩ Wadia nói.

Bỗng dưng thấy răng miệng xuất hiện thứ này, đừng bỏ qua bởi có thể tim, gan, thận của bạn có thể đang gặp nguy hiểm! - Ảnh 3.

Tuy nhiên, khô miệng không chỉ xuất hiện vì thiếu nước mà đôi khi nó cũng xuất hiện khi bạn đã mắc tiểu đường hoặc hội chứng Sjogren (rối loạn hệ thống miễn dịch)".

Theo Đỗ Đỗ

Báo Dân sinh

Trở lên trên