MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bước “nhảy vọt” của ngân hàng số và thanh toán điện tử trong năm 2020

02-12-2020 - 11:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Bước “nhảy vọt” của ngân hàng số và thanh toán điện tử trong năm 2020

Tác động mạnh mẽ của COVID-19 đến ngành tài chính – ngân hàng đã làm thay đổi từ mô hình hoạt động, kế hoạch kinh doanh cho tới chiến lược tăng trưởng của các định chế tài chính.

Theo thống kê, thiệt hại do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra cho ngành ngân hàng Châu Âu đã lên tới con số hơn 700 triệu Euro. Tại Mỹ, có 3 ngân hàng lớn cho biết đã trích lập tổng cộng gần 25 tỷ đô la Mỹ vào các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ riêng trong quý 2/2020.

Trong bối cảnh đó, chiến lược chuyển đổi số dần được xem là lời giải vẹn toàn cho những thách thức phi truyền thống mới, giúp ngân hàng nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trên thị trường. Không nằm ngoài xu hướng, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang chứng kiến "bước nhảy vọt" trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Những tiền tố tạo nên xu hướng phát triển bùng nổ 

Trước khi COVID-19 bùng phát, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) vẫn đang diễn ra sôi nổi trên phạm vi toàn cầu, làm biến chuyển cách hoạt động của nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế và đặc biệt là ngân hàng. Sự hình thành của ngân hàng số đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính ưu việt hơn so với mô hình truyền thống, thể hiện qua các tiện ích thông minh, đa dạng được phân phối và cung ứng qua không gian số. Cùng với đó, thị trường Thương mại điện tử thăng hoa cũng tạo điều kiện cho ngân hàng số bùng nổ, trở nên thân thuộc hơn với người tiêu dùng nhờ những lợi ích toàn diện, kèm trải nghiệm giao dịch, thanh toán vượt trội.

Bước “nhảy vọt” của ngân hàng số và thanh toán điện tử trong năm 2020 - Ảnh 1.

Khi COVID-19 len lỏi vào Việt Nam và chỉ thị số 16 về việc giãn cách xã hội được ban hành, người dân cũng bắt đầu gia tăng rõ rệt tần suất thực hiện giao dịch qua các phương thức trực tuyến, sử dụng ví điện tử, app ngân hàng nhiều hơn để gửi tiền, mua sắm, thanh toán hóa đơn. Giữa làn sóng COVID-19 lần thứ nhất, lượng giao dịch thanh toán điện tử tăng trưởng đến 20%, tổng giá trị đạt ngưỡng 15.000 tỷ đồng; giao dịch chuyển tiền, rút tiền, trả lương tăng trưởng 28%; dịch vụ tiết kiệm tăng trưởng đến 60%… 

Điều này cho thấy, xu hướng hành vi xã hội chắc chắn phải số hóa - các dịch vụ ngân hàng số sẽ tăng trưởng với quy mô và giá trị giao dịch lớn. 

Thực tiễn triển khai chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo khảo sát sơ bộ của Ngân hàng nhà nước (NHNN), ở Việt Nam hiện nay có 94% ngân hàng đã bước đầu triển khai hoặc nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Nhiều ngân hàng đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ xử lý giao dịch, tăng tính an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng, như: Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); Thanh toán qua mã QR; Thanh toán an toàn, thuận tiện qua mã hóa thông tin thẻ (Tokenization); Thanh toán phi tiếp xúc tốc độ và tiện lợi; Giải pháp chấp nhận thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động (mPOS)... Kết quả là trong 6 tháng đầu năm 2020, trong khi nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thì giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng vẫn tăng trưởng ấn tượng, với mức tăng 48,3% về số lượng và 13,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Bước “nhảy vọt” của ngân hàng số và thanh toán điện tử trong năm 2020 - Ảnh 2.

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng còn hợp tác với doanh nghiệp Fintech để triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, cổng thanh toán,… - tiêu biểu như cuộc hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) với nền tảng ngân hàng số Timo để cho ra mắt phiên bản ngân hàng số mới với tên gọi Timo Plus.

Ngoài việc đón đầu xu thế chuyển đổi số cũng như tiên phong trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, việc hợp tác với Ngân hàng Bản Việt là bước đi khôn ngoan để Timo Plus tiếp tục mang đến thị trường những cải tiến ấn tượng đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng và thúc đẩy thói quen giao dịch ngân hàng trực tuyến.  

Bước “nhảy vọt” của ngân hàng số và thanh toán điện tử trong năm 2020 - Ảnh 3.

Về cơ bản, CMCN 4.0 hay COVID-19 có thể được coi là "phép thử" cho các định chế tài chính trong việc triển khai chiến lược chuyển đổi số. Trên thực tế, có rất nhiều tác động trong ngắn hạn và dài hạn nhưng tựu trung lại để thành công, các ngân hàng cần tập trung phát triển hệ sinh thái số của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo chiến lược chuyển đổi số của họ vận hành hài hòa với những thách thức mới của cuộc khủng hoảng cũng như những thách thức trong tương lai.

Timo Plus là nhân tố mới nhất tham gia vào lĩnh vực Tài chính với tư cách là một ngân hàng số hướng đến giúp đỡ khách hàng trên hành trình đến với tự do tài chính. Hợp tác với Ngân hàng Bản Việt, Timo Plus mang đến một trải nghiệm ngân hàng đặc quyền mà khách hàng luôn mong đợi mà không gặp áp lực với việc phải duy trì số dư tài khoản hay chịu các loại chi phí giao dịch.

Chúng tôi thấu hiểu được những lợi thế của công nghệ cũng như tầm quan trọng của điện thoại thông minh trong cuộc sống hiện nay, do đó trải nghiệm mà Timo Plus mang lại chính là dịch vụ ngân hàng "bất kể nơi chốn" cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản, thực hiện giao dịch, quản lý và gia tăng giá trị tài sản của họ mọi lúc, mọi nơi.

Websites: https://timoplus.vn/ 

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên