MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bước qua nỗi sợ, tạo đột phá kinh tế: Biết sửa sai để phát triển

Trong quý I/2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa (GRDP) đạt 9,07% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 4 cả nước. Đây là kết quả tích cực thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của toàn bộ hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết: Tỉnh này đang ra sức tháo gỡ những vướng mắc trong sai phạm về quản lý đất đai để đưa kinh tế phát triển hơn trong thời

Tăng trưởng kinh tế hơn 9%

Nói về GRDP đạt 9,07%, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết tỉnh Khánh Hòa đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhằm khôi phục, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng. Tỉnh tập trung thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định các chính sách hỗ trợ về bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Bước qua nỗi sợ, tạo đột phá kinh tế: Biết sửa sai để phát triển - Ảnh 1.

Khu kinh tế Vân Phong đang là động lực phát triển kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: CÔNG HOAN

“Chúng tôi cũng đã tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư và kích cầu du lịch nhằm tìm kiếm, mở rộng các thị trường tiềm năng; tăng cường các hoạt động kết nối cung - cầu lao động. Bên cạnh đó, triển khai đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nhất là ở những địa bàn, khu vực kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng cho phục hồi kinh tế, bảo đảm thích ứng với điều kiện sản xuất mới’’, ông Tuân nói.

Thời gian qua tỉnh Khánh Hòa nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Trung ương. Với Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi để Khánh Hòa phát triển bứt phá. “Đây là động lực to lớn, là tiền đề quan trọng để Khánh Hòa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2023 và cả giai đoạn tới”, ông Tuân cho hay.

Ông Nguyễn Tấn Tuân nói: “Trong tháng 3/2023, Bộ Nội vụ đã chủ trì tổ chức hội thảo góp ý nội dung dự thảo một số nghị định trong đó có “Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”. Trong trường hợp được cấp có thẩm quyền thông qua, đây sẽ cơ sở để hình thành hành lang pháp lý bảo vệ cho những cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, có ý tưởng và dám hành động để hiện thực hóa ý tưởng, với động cơ, mục đích trong sáng, không vụ lợi, gắn liền lợi ích chung”.

Không ngại nhận diện thách thức để vượt qua

Sự phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua được nhận diện là còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế, cần có giải pháp hiệu quả để tháo gỡ. Việc cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chưa đạt hiệu quả (hoạt động thương mại, dịch vụ có chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, chưa phát huy hết lợi thế cạnh tranh của tỉnh; công nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng công suất, năng lực đầu tư mới, đầu tư mở rộng tăng không đáng kể…).

Trong khi đó, kết quả thu hút đầu tư ngoài ngân sách của tỉnh Khánh Hoà chưa đạt yêu cầu; chưa thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, có khả năng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp chậm được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động nên chưa tạo động lực phát triển đối với ngành công nghiệp của tỉnh.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại tỉnh Khánh Hòa dẫn đến việc nhiều cán bộ lãnh đạo phải vướng vào vòng lao lý. Ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết: Các trường hợp này đều được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận, tiến hành xử lý trách nhiệm công khai, minh bạch theo đúng quy định pháp luật. Trong quá trình triển khai điều tra, làm rõ vụ việc thì các trường hợp cán bộ có liên quan nhưng làm đúng chức trách, nhiệm vụ đều được pháp luật bảo vệ. “Không loại trừ qua những vụ việc nêu trên và trong đội ngũ cán bộ của tỉnh xuất hiện tâm lý sợ sai,nhưng qua nắm bắt được tình hình, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao nhằm động viên và ổn định tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nên cơ bản không có hiện tượng né tránh và sợ sai”, ông Tuân nói.

Tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang có nhiều dự án gặp vướng mắc về thủ tục đất đai, liên quan đến những sai phạm của nhiều lãnh đạo tỉnh nhiệm kỳ trước. Ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết: Trong giai đoạn trước đây, một số lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo triển khai một số dự án nhưng chưa tuân thủ các thủ tục pháp lý dẫn đến sai phạm được Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ nêu ra tại các kết luận, trong đó sai phạm tập trung chủ yếu trong việc không tuân thủ pháp luật về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất và xác định nghĩa vụ tài chính.

Để khắc phục những sai phạm đã được các cơ quan Trung ương chỉ ra, ông Tuân nói rằng, tỉnh Khánh Hòa xác định việc khắc phục hậu quả và xử lý sai phạm là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. “Bên cạnh việc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu khẩn trương khắc phục, tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác để tập trung chỉ đạo thống nhất trong khắc phục. Qua 3 năm tập trung khắc phục hậu quả và xử lý sai phạm theo các kết luận, tỉnh Khánh Hòa luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và một số bộ, ban ngành Trung ương. Tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành xong nhiều nội dung yêu cầu cần khắc phục theo ý kiến kết luận của Trung ương, nhưng quá trình triển khai thực hiện khắc phục đã gặp một số khó khăn, vướng mắc cả về mặt thực tiễn và pháp lý”, ông Tuân chia sẻ và cho biết Khánh Hòa sẽ nỗ lực để vượt qua khó khăn này.

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hoà đã quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của tỉnh xếp vị trí 25/63 tỉnh, thành phố, so với năm 2021 tăng 23 bậc; Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh năm 2022 xếp vị trí 16/61 tỉnh, thành phố, so với năm 2021 tăng 24 bậc, thuộc nhóm “Đạt điểm cao”. Trong khi đó, PCI tỉnh Khánh Hòa năm 2022 xếp thứ 16/63 tỉnh, thành cả nước (tăng 28 bậc so với năm 2021), lọt vào top 30 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2022.


Theo Công Đoàn

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên