Bước qua tuổi 60, tôi “nhẫn tâm” từ chối 3 yêu cầu của con trai để nửa đời còn lại sống vui vẻ
Yêu con không có nghĩa là cho đi tất cả những gì mình có, không có điểm dừng. Khi một người đã ngoài 60 tuổi, gần đến giai đoạn về hưu, nhất định nên nhớ 3 điều này.
- 23-12-2023Khi về già, cố gắng đừng tham gia vào những việc này của con cái, nếu không muốn quan hệ trở nên xấu hổ
- 22-12-2023Một thứ trong tủ lạnh nhà nào cũng hay có, là mầm mống không ngờ của ung thư: Nhiều người Việt vẫn vô tư ăn
- 22-12-2023Show diễn kết hợp 3D trên sân khấu thuyền lớn nhất châu Á được Vingroup đầu tư tâm huyết: Tổ chức MIỄN PHÍ ngay tại Hà Nội, hút hàng triệu lượt khách
*Dưới đây là những chia sẻ của ông Bác Vũ (65 tuổi, Trung Quốc) trên diễn đàn Sohu. Ông cho biết, đây là những điều mà ông đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân, giúp cải thiện chất lượng đời sống tuổi già của bản thân.
Zheng Qijuan, một giảng viên giáo dục gia đình, từng nói: “Nhiều bậc cha mẹ lo liệu mọi thứ cho con mình. Mục đích ban đầu của họ là dành cho con sự chăm sóc tốt nhất nhưng lại cản trở sự phát triển bình thường về tâm lý và khả năng của con họ”.
Vì vậy, khi người ta già đi, tốt nhất nên duy trì ranh giới với con cái. Đặc biệt là phải nhẫn tâm từ chối 3 điều sau.
1. Từ chối đưa tiền lương hưu cho con cái
Là cha mẹ, ai cũng muốn bảo bọc, chăm sóc cho con cái. Khi con gặp khó khăn, cha mẹ luôn muốn giúp đỡ, dù con có khả năng đến đâu. Nhưng bạn phải hiểu rằng: một ngày nào đó bạn sẽ già đi, con cái của bạn cuối cùng cũng phải tự lớn lên, có cuộc sống riêng.
Ở tuổi già, cha mẹ không còn công việc ổn định và những nguồn thu nhập đa dạng như trước nữa. Hầu hết họ đều chỉ có lương hưu và một khoản tích lũy đã vất vả tích góp cả đời người. Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, cuộc sống tương lai sẽ không mấy thuận lợi. Trong trường hợp đổ bệnh, tốn kém chi phí thuốc thang, nằm viện… khoản tài chính trong tay càng ít ỏi hơn.
Mặt khác, tiền lương hưu là quyền lợi và thành quả của cha mẹ sau một thời gian dài lao động và đóng góp cho xã hội. Cha mẹ nên sử dụng tiền lương hưu theo ý muốn của mình, không bị ràng buộc hay phụ thuộc vào con cái. Khi tự quản lý tiền bạc cá nhân, người già có thể tự chủ và tự do hơn trong cuộc sống, không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe hay giải trí. Cha mẹ có thể theo đuổi sở thích và niềm đam mê của mình, hoặc học hỏi những điều mới mẻ từ cuộc sống của người trẻ.
Ông Bác Vũ cũng nói thêm, trong những trường hợp khẩn cấp hoặc đặc biệt, như mua nhà, đóng học phí, chữa bệnh, kết hôn, sinh con, v.v… cha mẹ vẫn có thể hỗ trợ con cái, nhưng nếu con cái muốn hỏi chi tiết, hoặc ngỏ ý muốn giữ tiền thay, cha mẹ nên thẳng thừng từ chối.
2. Từ chối yêu cầu giao nhà riêng của mình cho con cái
Con người khi về già đều phải có một mái ấm thuộc về mình, nếu không sẽ khó mà tiến về phía trước. Có tiền hay không không quan trọng, nhưng nhất định phải có nhà. Có nhiều cặp cha mẹ nghĩ rằng, đằng nào sau này cũng cho các con, nên họ sẽ sớm cho các con đứng tên bất động sản, hoặc bán nhà lấy tiền rồi dọn về ở chung với con cháu.
Tuy nhiên, ngôi nhà không chỉ là một nơi để ở, mà còn là biểu tượng của sự tự do, tự chủ và tự trọng. Có nhà riêng giúp người lớn tuổi có không gian sống thoải mái, yên tĩnh và riêng tư. Cha mẹ có thể tự sắp xếp, trang trí và thiết kế ngôi nhà theo ý thích và phong cách của mình, không bị ảnh hưởng hay can thiệp bởi con cái hay người khác.
Ở nhà của mình cũng giúp cha mẹ có sự tôn trọng và gắn kết hơn với con cái. Cha mẹ không phải sống chung hay dựa dẫm vào bất cứ ai, mà có thể tự quyết định thời gian và cách thức gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ với thế hệ sau.
Đặc biệt, nếu cha mẹ luôn cho đi không giới hạn, con cái sẽ không bao giờ học được cách biết ơn, cũng không học được cách quan tâm đến cha mẹ, thậm chí có dễ làm thế hệ trẻ sinh ra cảm giác ỷ lại, không muốn tự lập phấn đấu trong cuộc sống.
3. Từ chối dành toàn bộ thời gian và sức lực cho con cái
Mọi người đều có cuộc sống riêng và công việc riêng, cha mẹ cũng không thể dành toàn bộ sức lực và thời gian cho con cái mãi được. Đặc biệt sau 60 tuổi, bạn cần lên kế hoạch cho cuộc sống tiếp theo của mình một cách cẩn thận. Yêu thương không có nghĩa là khi về già phải xoay quanh con cháu.
Ông Bác Vũ kể rằng, cách đây một thời gian, nhà hàng xóm đón mẹ vợ mới nghỉ hưu lên ở cùng để chăm sóc cho cháu nhỏ. Gần như đôi vợ chồng trẻ đi làm từ sáng tới tối mịt, bà mẹ vợ vừa phải chăm cháu nhỏ, vừa lo toan việc nhà và nấu ăn. Thậm chí, cả cuối tuần cũng kéo dài tình trạng ấy khi con cái phải tiếp tục tăng ca. Tiền lương hưu của bà mẹ vợ cũng dùng rất nhiều cho việc chi tiêu hàng ngày.
Chỉ sau nửa năm như vậy, ở tuổi 60, mẹ vợ nhà hàng xóm cảm thấy quá mệt mỏi và quyết định về quê, bất chấp sự phản đối của các con. Đôi vợ chồng trẻ không thay đổi được quyết định của mẹ nên đã thể hiện “thái độ” thông qua việc sẽ không về quê vào dịp Tết.
Chứng kiến tình trạng này, ông Bác Vũ cảm thán: Nếu điều kiện cho phép thì cha mẹ có thể giúp đỡ con cái một cách phù hợp, nếu điều kiện không cho phép thì không nên tự làm khó mình. Quan trọng nhất là dạy các con tự lập, tự sắp xếp cuộc sống riêng. Có như vậy, tình cảm gia đình mới gắn kết lâu dài.
“Thay vì cho vàng cho bạc, hãy cho con sự tự lập và những kỹ năng sinh tồn”, ông nhận định.
*Nguồn: Sohu, tổng hợp
Phụ nữ số