MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bứt phá nhờ hiệu ứng giá dầu, cổ phiếu dầu khí còn gì hấp dẫn?

Bứt phá nhờ hiệu ứng giá dầu, cổ phiếu dầu khí còn gì hấp dẫn?

Vietcap đánh giá cao triển vọng nhóm cổ phiếu dầu khí trong bối cảnh OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho giá dầu năm 2024.

Giá dầu Brent đã tăng kể từ cuối tháng 7 năm 2023 sau khi trải qua những biến động trong nửa đầu năm 2023. Cập nhật đến ngày 12/10, giá dầu Brent tại thị trường London tăng 1,5 USD/thùng (+1,74%), giao dịch ở mức trên 87 USD/thùng.

Bứt phá nhờ hiệu ứng giá dầu, cổ phiếu dầu khí còn gì hấp dẫn? - Ảnh 1.

Trước đó, giá dầu thô tăng mạnh hơn 17% kể từ đầu năm 2023 và đã có lúc giao dịch ở mức cao 94 USD/thùng trước khi giảm lại về mức khoảng 82 USD/thùng.

Nguyên nhân chính khiến giá dầu Brent tăng mạnh là do OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng và Ả Rập Xê-út và Nga tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng. Vào ngày 04/10/2023, Ả Rập Xê-út xác nhận rằng quốc gia này sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay, trong khi Nga cho biết Nga sẽ duy trì mức cắt giảm 300.000 thùng/ngày. Những cam kết này duy trì mức cắt giảm 4,96 triệu thùng/ngày hiện tại của OPEC+, tương đương 5% nhu cầu toàn cầu cho đến cuối năm 2023

Thực tế, cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam - nhóm có độ nhạy cao với hiệu ứng từ giá dầu thế giới đã rục rịch tăng giá thời gian gần đây. Hàng loạt cái tên nổi bật như PVS, PVD, GAS, BSR,… đồng loạt tăng tốc từ 15% đến 25% sau hơn 3 tháng kể từ đầu tháng 7. Sau thời gian miệt mài leo dốc, đa phần các mã trong nhóm này đã vượt đỉnh 1 năm, thậm chí, PVS còn đang giao dịch trên vùng đỉnh lịch sử 39.000 đồng/cp.

Bứt phá nhờ hiệu ứng giá dầu, cổ phiếu dầu khí còn gì hấp dẫn? - Ảnh 2.

Nhiều yếu tố hỗ trợ cho đà tăng của giá dầu năm 2024

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Vietcap (VCI) đánh giá cao về triển vọng nhóm cổ phiếu dầu khí trước bối cảnh OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho giá dầu năm 2024 .

Hiện tại, OPEC+ đã cam kết cắt giảm tổng cộng 4,96 triệu thùng/ngày (khoảng 5% nhu cầu toàn cầu) từ tháng 9 đến cuối năm 2023 và 1,66 triệu thùng/ngày vào năm 2024. Mức cắt giảm sản lượng 1,66 triệu thùng/ngày cho năm 2024 có thể thay đổi, tùy thuộc vào quyết định của OPEC+ về việc gia hạn hoặc tăng mức cắt giảm tự nguyện. Tuy nhiên, OPEC+ đã thể hiện cam kết tiếp tục hỗ trợ giá dầu Brent. Vietcap cho rằng OPEC+ có thể gia hạn mức cắt giảm tự nguyện hiện tại và/hoặc công bố mức cắt giảm sản lượng mới cho năm 2024.

Bứt phá nhờ hiệu ứng giá dầu, cổ phiếu dầu khí còn gì hấp dẫn? - Ảnh 3.

Đồng thời, Vietcap dự báo nhu cầu dầu sẽ vượt mức trước Covid-19 vào năm 2023 và sẽ tiếp tục tăng vào 2024. Tại báo cáo tháng 9/2023, IEA, EIA và OPEC đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2023 lên trung bình 200.000 thùng/ngày so với dự báo tháng 4/2023, một phần là do kỳ vọng cao hơn đối với sự phục hồi nhu cầu dầu của Trung Quốc sau khi quốc gia này dở bỏ chính sách zeroCOVID. Dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trung bình từ IEA, EIA và OPEC cho thấy nhu cầu dầu sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày lên 101,6 triệu thùng/ngày vào năm 2023, vượt mức trước đại dịch.

Theo Vietcap, OPEC kỳ vọng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,3 triệu thùng/ngày trong năm 2024 sau khi vượt mức trước đại dịch vào năm 2023, với phần lớn mức tăng trưởng tiêu thụ dầu dự kiến sẽ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông.

Bứt phá nhờ hiệu ứng giá dầu, cổ phiếu dầu khí còn gì hấp dẫn? - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh giá dầu Brent giảm trong nửa đầu năm 2023, số lượng giàn khoan đã giảm từ mức trung bình 779 vào tháng 12/2022 xuống còn 647 vào tháng 8/2023 (theo công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes). Do đó, EIA dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng trưởng thấp hơn trong năm 2024 so với những năm trước kỳ vọng hỗ trợ đà tăng của giá dầu. Cụ thể, sản lượng dầu tại Mỹ dự kiến tăng 3% so với cùng kỳ năm trước trong năm 2024 so với mức tăng 6% - 7% trong giai đoạn 2022-2023 nhờ sự phục hồi của giá dầu Brent trong nửa cuối năm 2023.

Hoạt động thăm dò & khai thác của Việt Nam dự kiến phục hồi từ năm 2024

Ngoài hiệu ứng từ giá dầu, vẫn còn nhiều câu chuyện đầy triển vọng thời gian tới có tác động tích cực tới nhóm cổ phiếu dầu khí, điển hình là hoạt động thăm dò và khai thác.

Nhóm phân tích CK Vietcap giả định rằng giá dầu Brent trung bình là 75-83 USD/thùng trong giai đoạn 2023-2028 là đủ cao để hỗ trợ hoạt động thăm dò & khai thác của các nhà khai thác dầu khí. Trong khi đó, S&P Global kỳ vọng giá dầu sẽ duy trì ở mức trên 70 USD/thùng trong 2 năm tới. “Mức này sẽ hỗ trợ các hoạt động thăm dò & khải thác toàn cầu tiếp tục phục hồi do tác động có độ trễ của giá dầu Brent cao đối với hoạt động này”, báo cáo cũng nêu rõ.

Với hoạt động thăm dò và khai thác trong nước, Vietcap kỳ vọng sẽ có diễn biến tích cực nửa cuối năm 2024 với tiến độ của các dự án như Lô B, Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2B và Lạc Đà Vàng.

Ngoài ra, luật dầu khí sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/7/2023) và Quy hoạch Điện VIII (QHĐ VIII), được phê duyệt ngày 15/5/2023, sẽ hỗ trợ cơ sở pháp lý vững chắc cho việc phát triển hai mỏ khí lớn tại Việt Nam. Vietcap ước tính tổng vốn đầu tư đối với hoạt động thăm dò & khai thác cho các dự án dầu khí trong nước ít nhất là 13,6 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2033, tương đương mức trung bình là khoảng 1,4 tỷ USD/năm trong giai đoạn này.

Bứt phá nhờ hiệu ứng giá dầu, cổ phiếu dầu khí còn gì hấp dẫn? - Ảnh 5.

Ngọc Ly

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên