Cà gai leo Tuệ Linh trong cuộc chiến dược liệu sạch – bẩn tại nước ta
Gần đây các phương tiện truyền thông nhắc đến nhiều hơn cả là vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội được trồng trọt theo tiêu chuẩn sạch, bền vững của Tổ chức y tế thế giới – tiêu chuẩn GACP-WHO.
Trong khi nhiều người nhận định cuộc chiến dược liệu bẩn tại nước ta là cuộc chiến dài hơi thì cũng đã có những doanh nghiệp tiên phong bảo tồn và gìn giữ cây thuốc Việt dựa trên những tiêu chuẩn khắt khe nhất để đảm bảo chất lượng dược liệu, vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh là một ví dụ.
Không thể khoanh tay đứng nhìn dược liệu Việt bị trà trộn và tráo đổi
Ước tính Việt Nam có khoảng 3000 cây thuốc, trong đó có 1000 dược liệu quý hiếm được ghi tên vào sách đỏ. Thế nhưng, nguồn tài nguyên ấy lại đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng về cả chất lượng và số lượng bởi sự khai thác theo kiểu tận diệt, việc nuôi trồng thiếu quy chuẩn và việc buôn bán chưa được kiểm soát nghiêm ngặt.
Thống kê của Viện Y dược học cổ truyền cho thấy, mỗi năm nước ta nhập hàng nghìn tấn dược liệu từ nước ngoài và điều đáng nói là 85% trong số đó được nhập qua đường tiểu ngạch mà không có kiểm chứng hay đánh giá chất lượng chi tiết. Chính vì vậy, tình trạng dược liệu bị rút ruột hoạt chất, trộn hương liệu và tráo đổi loài, chi diễn ra phổ biến, rất khó kiểm soát. Tất cả những điều đó đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cung cấp dược liệu Việt cũng như hiệu quả điều trị cho người bệnh và niềm tin của người bệnh với công dụng của các loài thảo dược.
Chỉ riêng nói đến cây cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan, người dân đã gặp phải nhiều sự nhầm lẫn và chưa tìm được tiêu chuẩn đúng đắn để lựa chọn. Dược liệu cà gai leo đang bị nhầm lẫn nhiều với các loại cà dại độc hại khôn lường. Và phần lớn cà gai leo hiện nay được trồng trọt, thu hái rất tự phát, không thể đo lường được hàm lượng hoạt chất đạt đủ cho hỗ trợ điều trị. Hơn thế là dược liệu cho gan thì lợi bất cập hại còn đáng sợ hơn, như Ths. Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về GACP) cho biết: "Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những thảo dược có chứa tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu thì đó là một điều tối kỵ đối với gan"
Cũng bởi vấn đề này, dược sĩ Nguyễn Duy Như, TGĐ công ty TNHH Tuệ Linh cho biết: "Là một doanh nghiệp ngành dược, chăm sóc sức khỏe người dân, chúng tôi không thể khoanh tay đứng nhìn thực trạng dược liệu Việt đang bị "cắt máu" như vậy. Đến các lương y bốc thuốc cũng bày tỏ sự lo lắng về chất lượng dược liệu mình đang dùng cho bệnh nhân. Báo chí thì liên tục đăng tải vì những trường hợp người dùng sau khi dùng thuốc bắc gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như sốc phản vệ, nhiễm độc, nhiễm chì… Trước tình hình đó tôi đánh giá cao và dồn hết công sức tâm huyết trong nhiều năm qua xây dựng vùng dược liệu cà gai leo đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP với hi vọng gìn giữ và bảo tồn được dược liệu Việt, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng."
Cà gai leo Tuệ Linh là vùng trồng đảm bảo chất lượng nhờ những tiêu chuẩn khắt khe nhất
Tiêu chuẩn GACP – WHO là các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO). GACP - WHO có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đảm bảo chất lượng. Mỗi quy trình trồng trọt và thu hái dược liệu theo quy tắc GACP có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể. Nó phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu trong kho. Phải là tiêu chuẩn GACP thì dược liệu mới đạt được tiêu chí sạch, an toàn và cho được hàm lượng hoạt chất cao nhất trong hỗ trợ điều trị.
Đây cũng chính là tiêu chuẩn mà công ty Tuệ Linh đã áp dụng trong nhiều năm qua đối với vùng trồng dược liệu cà gai leo cho người bị viêm gan virus và xơ gan. Theo tiêu chuẩn này, vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh phải tuân thủ chặt chẽ về giống, đất trồng, việc chăm sóc và thời điểm thu hái.
Về giống, yêu cầu giống thuần chủng. Những hạt cà gai leo được ươm mầm trong nhà kính để tránh sự thụ phấn chéo, đảm bảo giống thuần chủng và đạt chất lượng dược liệu cao nhất.
Còn về đất trồng, canh tác đất trồng, nguồn nước trước khi gieo hạt trong suốt 2-3 năm để loại bỏ mọi tạp chất, xử lý kim loại nặng, độ kiềm, đảm bảo không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu…
Ngoài ra, việc chăm sóc yêu cầu tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu mà phải bắt sâu bằng tay. Tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học mà thay vào đó dùng bã của cây đậu tương, và bã thân cây cà gai leo sau chiết xuất ủ thành phân bón vi sinh. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm chống bạc màu của đất. Với bã cây đậu tương sẽ giữ cho vi khuẩn cố định đạm cao, và quan trọng hơn hết là tất cả những dưỡng chất mà thực vật lấy từ trong đất khi trở thành phân bón thì sẽ trả lại về đất. Nên cây trồng luôn đảm bảo được chăm bón khỏe mạnh và cho hàm lượng dược chất cao.
Quan trọng hơn hết việc thu hái cần yêu cầu thời điểm thu hoạch được chỉ định khắt khe đúng thời điểm quả xanh chớm chín (khoảng 4-6 tháng). Riêng phần rễ cây cho hàm lượng hoạt chất cao nhất thì sẽ giữ cho đến thời điểm thu hoạch là sau 1,5 – 2 năm.
Với tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái GACP – WHO này mà gần 15 ha vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh đã cung cấp cho người bị viêm gan virus và xơ gan nguồn nguyên liệu chuẩn sạch và chất lượng cao nhất. Dược liệu cà gai leo nơi đây cho hàm lượng dược chất cao gấp 7-8 lần quy chuẩn của dược điển. Và là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho ra đời TPBVSK Giải Độc Gan Tuệ Linh được kiểm chứng lâm sàng và có đến 89% người bị viêm gan virus và xơ gan hài lòng về tác dụng của sản phẩm.
Và để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ người tiêu dùng biết cách lựa chọn sản phẩm uy tín, sản xuất từ nguồn nguyên liệu chất lượng, Bộ Y tế đã cho phép các sản phẩm này in logo GACP trên bao bì sản phẩm.
Đơn vị phân phối: Công ty TNHH Tuệ Linh – 29T1 Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh