Ca phẫu thuật từ xa đầu tiên trên trạm vũ trụ ISS
Mới đây, từ một địa điểm tại Mỹ, các bác sĩ đã thử nghiệm ca phẫu thuật đầu tiên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), thông qua một robot nhỏ được điều khiển từ xa.
- 16-02-2024Một cường quốc châu Á nuôi tham vọng trở thành đối trọng sản xuất với Trung Quốc: Đâu là chìa khóa để ‘vượt vũ môn’?
- 16-02-2024Công bố thước phim quý về nhật thực trên sao Hỏa
- 16-02-2024Bitcoin vượt mốc hơn 1 tỷ đồng/token: Đây là số tiền bạn sẽ có được nếu đầu tư hơn 20 triệu VND vào bitcoin 10 năm trước
Ca phẫu thuật từ xa được thực hiện trên các mô mô phỏng làm từ cao su.
Robot tham gia cuộc thử nghiệm này, được gọi là SpaceMIRA, do nhà sản xuất công nghệ y tế Virtual Incision (VIC) và Đại học Nebraska phát triển. Robot được đặt trong một chiếc hộp nhỏ gọn có kích thước bằng lò vi sóng và được đưa lên ISS vào cuối tháng 1 năm nay thông qua một tên lửa đẩy SpaceX. Vào ngày 8/2 vừa qua, phi hành gia Loral O'Hara của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) - người có mặt trên ISS từ tháng 9 năm ngoái - đã lắp đặt robot này.
Ca phẫu thuật trên Trạm Vũ trụ Quốc tế là một bước tiến đột phá trong việc phát triển kỹ thuật phẫu thuật trong không gian. (Ảnh: The Star)
Thời gian ca phẫu thuật kéo dài khoảng 2 giờ, với 6 bác sĩ phẫu thuật vận hành robot được trang bị camera và 2 cánh tay, với mục tiêu thử nghiệm các kỹ thuật phẫu thuật cơ bản như nắm, thao tác và cắt mô. Khó khăn chính là độ trễ thời gian, khoảng 0,85 giây, giữa trung tâm điều hành trên Trái Đất và ISS. Đối với thí nghiệm đối chứng, quá trình tương tự sẽ được thực hiện với cùng các thiết bị, nhưng trên Trái Đất.
Các chuyên gia coi đây là một bước tiến đột phá trong việc phát triển kỹ thuật phẫu thuật trong không gian. Thậm chí, nhiều nhà khoa học tin rằng phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát triển các kỹ thuật phẫu thuật điều khiển từ xa trên Trái Đất, nhằm phục vụ các khu vực hẻo lánh. Phương pháp này còn có thể hữu ích đối với các trường hợp cấp cứu y tế trong những hành trình khám phá không gian có người lái kéo dài nhiều năm, chẳng hạn như tới Sao Hỏa.
VTV