Ca sĩ Lệ Quyên lên tiếng về đường dây tiền ảo lừa đảo lớn nhất lịch sử hút 32.000 người tham gia với quy mô 15.000 tỷ đồng
Liên quan đến sự việc hàng chục người tụ tập trước văn phòng của Modern Tech tố hệ thống này chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng, đại diện truyền thông của ca sĩ Lệ Quyên đã lên tiếng khẳng định chưa hề kí hợp đồng nào với công ty lừa đảo và không liên quan gì đến iFan.
- 11-04-2018TP.HCM chỉ đạo “khẩn” công an vào cuộc kiểm tra đường dây tiền ảo đa cấp 15.000 tỷ
- 10-04-2018Nạn nhân của công ty tiền ảo Modern Tech nên làm gì?
- 10-04-2018Vỡ trận đa cấp tiền ảo 15.000 tỷ đồng
- 10-04-2018Công ty bị tố lừa đảo 15.000 tỉ đồng từ tiền ảo iFan do ai lập?
- 10-04-2018Vỡ đường dây đa cấp 15.000 tỉ: Ham lời tiền ảo, mất trắng tiền thật
Mới đây, trên một số trang mạng xã hội xôn xao sự việc hàng loạt người dân mang theo băng rôn tập trung tại Tòa nhà Vietcomreal 68 Nguyễn Huệ, quận 1 TP.HCM để lên tiếng tố cáo dự án iFan của Công ty Modern Tech lừa đảo 15.000 tỷ đồng.
Ngay sau khi vụ việc trên được chia sẻ rầm rộ đã khiến nhiều người hoang mang. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng công ty này đã sử dụng hình ảnh của một số người nổi tiếng để quảng cáo, PR cho dự án iFan.
Một trong số các nghệ sĩ được cho là có liên quan đến dự án iFan này là ca sĩ Lệ Quyên. Tuy nhiên, mới đây trên fanpage, đại diện truyền thông của ca sĩ Lệ Quyên đã phải lên tiếng khẳng định chưa "bao giờ có bất kỳ một hợp đồng, thỏa thuận nào với công ty này". Đồng thời phía nữ ca sĩ sẽ nhờ luật sư can thiệp nếu như phía công ty sử dụng hình ảnh của Lệ Quyên đi lừa đảo.
Đại diện truyền thông của Lệ Quyên cũng chính thức lên tiếng khẳng định không kí hợp đồng thỏa thuận nào với công ty lừa đảo mà báo chí đưa tin
Đoạn thông báo trên fanpage chính thức của ca sĩ Lệ Quyên như sau: "Sáng hôm nay, có một số báo chí đưa tin về việc một công ty sử dụng hình ảnh và thông tin của Lệ Quyên để đi lừa đảo.
Phía chúng tôi - đại diện truyền thông của ca sĩ Lệ Quyên xin khẳng định chưa bao giờ có bất kỳ một hợp đồng, thỏa thuận nào với công ty này. Vì vậy, kính mong quý báo chí sẽ lưu tâm. Và hy vọng những khán giả của Lệ Quyên luôn sáng suốt, tỉnh táo khi những công ty mang danh tiếng của nghệ sĩ ra để kêu gọi tham gia, đầu tư.
Trong trường hợp nếu như phía công ty sử dụng hình ảnh của Lệ Quyên đi lừa đảo, phía chúng tôi sẽ liên hệ với luật sư khi cần và nhờ sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ hình ảnh của mình.
Xin chân thành cảm ơn".
Ngày 10/4, trao đổi với chúng tôi, đại diện truyền thông của ca sĩ Lệ Quyên, khẳng định: "Chúng tôi không biết công ty iFan, Modern Tech, Pincoin là của ai cả. Họ đã lợi dụng hình ảnh của Lệ Quyên để lừa đảo người dân. Chúng tôi khẳng định thông tin Lệ Quyên làm hình ảnh đại diện cho công ty lừa đảo đó là không chính xác".
Trước đó, tháng 10/2017, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đã lên tiếng khẳng định không phải là người đại diện hay PR, quảng cáo cho bất cứ công ty đa cấp, huy động vốn nào trên trang cá nhân của mình.
Trước đó, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đã khẳng định không phải là người đại diện hay PR, quảng cáo cho bất kỳ công ty đa cấp, huy động vốn nào
Theo nam ca sĩ, thời điểm đó rất có thể "do kẻ xấu ganh tỵ hoặc đối thủ của tập đoàn iFan nào đó đã dựng chuyện và cố tình gán ghép cho Hưng với vai trò đại diện hình ảnh có thể làm mất uy tín của Đàm Vĩnh Hưng với đồng nghiệp và đối tác". Do vậy, anh đã lên tiếng để làm rõ ràng mọi việc, tránh gây hiểu lầm.
Được biết, dự án iFan bắt đầu kêu gọi vốn từ năm 2017, hoạt động theo hình thức huy động vốn bằng tiền ảo.
Dự án iFan yêu cầu chủ đầu tư phải mua lượng token tối thiểu 1.000 USD. Sau đó người đầu tư sẽ trải qua quá trình cho vay với lãi suất "khủng" lến đến vài chục phần trăm mỗi tháng. Việc này nhằm kéo dài thời gian sống cho dự án. Trong lúc cho vay, người đầu tư được khuyến khích kêu gọi mọi người tham gia để hưởng hoa hồng theo nhiều mức. Chính số tiền của những người vào sau được dùng để trả cho những người trước.
Hàng chục người tụ tập trước văn phòng của Modern Tech tố hệ thống này chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng. Ảnh: Tứ Qúy
Trên danh nghĩa ủy quyền của iFan và Pincoin, Modern Tech cam kết khách hàng sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Nếu kêu gọi được người chơi mới thì sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Với chiêu bài này, chỉ trong nửa năm, hai dự án tiền ảo đã thu hút được tới hơn 3 vạn nhà đầu tư, với quy mô lên tới 15.000 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhằm dụ dỗ người chơi, iFan đưa thông tin quảng bá rằng ứng dụng đã xây dựng xong và đang triển khai, theo đó, người dùng có thể sử dụng để thanh toán trực tuyến mua vé biểu diễn nhạc, phim, thanh toán khi xem các video.... của các ca sĩ, diễn viên.
Sau khi huy động vốn thành công, iFan lập sàn giao dịch nội bộ, giở các trò thao túng giá, rồi tuyên bố dự án thất bại. Đến tháng 1/2018, tất cả nhóm Facebook, nhóm chat và trang cá nhân của các "lãnh đạo iFan" đều đột ngột biến mất.
Đến 8/4, hàng chục người tụ tập trước văn phòng của Modern Tech, pháp nhân của iFan tại Việt Nam, giăng biểu ngữ tố hệ thống này chiếm đoạt 15.000 tỷ đồng.
Trí thức trẻ