Các công ty Việt Nam xếp hạng cao hơn các công ty trên toàn cầu về số hóa
Nghiên cứu khảo sát của DBS cho thấy các công ty Việt Nam xếp hạng cao hơn các công ty trên toàn cầu về số hóa. Các công ty thành công nhất trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong trải nghiệm và tương tác của khách hàng...
- 15-05-2023Người dùng Google Chrome nhận được cảnh báo không ấn vào thứ này trên trình duyệt: Cuối tháng có thể nhận 1 cú sốc lớn
- 15-05-2023Từ 15/5/2023: Bắt đầu kiểm tra toàn diện TikTok tại Việt Nam
- 15-05-2023Rầm rộ mua bán hóa đơn điện tử khống
Theo Nghiên cứu của DBS về chuyển đổi số vừa được công bố, các công ty ở Việt Nam (68%) xếp hạng cao hơn mức trung bình toàn cầu (64%) trong việc áp dụng cách tiếp cận chiến lược, nhất quán hoặc triệt để để số hóa trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng. Họ đứng thứ hai trong lĩnh vực này trong số 10 thị trường được khảo sát.
Phần lớn các công ty Việt Nam (63%) hài lòng rằng chuyển đổi số đang giúp họ đạt được lợi nhuận tổng thể, tiếp theo là cải thiện hiểu biết sâu sắc về khách hàng (61%) và năng lực cạnh tranh tổng thể trên thị trường (57%). Hơn một nửa (56%) cho biết họ đã và đang sử dụng công nghệ số trong cung cấp dịch vụ và tương tác khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Các phát hiện của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết các công ty Việt Nam (35%) đều thuộc nhóm 'các nhà lãnh đạo đang phát triển' về mặt số hóa hoạt động tương tác với khách hàng của họ, có tiềm năng lớn về hiệu suất chuyển đổi cao trong tương lai. 12% được phân loại là "nhà lãnh đạo chuyển đổi" luôn vượt trội so với mức trung bình toàn cầu trong việc số hóa mức độ tương tác với khách hàng của họ, chỉ 9% được phân loại là "người tụt hậu", bị hạn chế bởi nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi.
Ông Joo Young Park, Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng, DBS Việt Nam, cho biết: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển và thu nhập cao vào năm 2045 , trong đó số hóa là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tin rằng khát vọng này của Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên chiến lược của các công ty Việt Nam có tư duy tiến bộ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp này phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho quá trình chuyển đổi số để tận dụng tiềm năng thị trường dài hạn thuận lợi và duy trì tính cạnh tranh. Thúc đẩy chuyển đổi số cũng sẽ mang lại cho các công ty này sự linh hoạt để nắm bắt các mô hình kinh doanh và hoạt động mới, đồng thời giúp họ thích ứng với những thay đổi của nhu cầu thị trường.”
Mục tiêu quan trọng nhất của các công ty đối với chuyển đổi số là tăng hiệu quả (40%), chẳng hạn như thông qua tự động hóa, tiếp theo là cải thiện sự cộng tác giữa các bộ phận chức năng và nhóm (35%). Hơn một nửa (57%) đơn vị được khảo sát đã áp dụng hiệu quả văn hóa hỗ trợ triển khai tầm nhìn chiến lược để thúc đẩy quá trình số hóa thành công.
Rào cản chính ngăn cản các công ty Việt Nam đạt được tiến bộ nhanh hơn trong chuyển đổi số là khoảng cách về trình độ nhân lực (42%) và những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu (35%). Theo nghiên cứu của DBS, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các tổ chức giáo dục đại học để tăng cường các chương trình phù hợp cho tương lai số khi chính phủ chú trọng nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục đại học.
Trong nghiên cứu, DBS cũng nhận thấy vai trò ngày càng tăng của lĩnh vực ngân quỹ và tài chính, cũng như các nhóm thương mại trong việc tạo điều kiện cho sự thay đổi và đổi mới.
Trong lĩnh vực ngân quỹ và tài chính, công nghệ đám mây (78%) và phân tích nâng cao (65%) là những công nghệ số và thanh toán quan trọng nhất để thực hiện chuyển đổi số. Báo cáo tài chính (59%) và đầu tư (38%) là những hoạt động cốt lõi được ưu tiên số hóa. Đổi mới sáng tạo (khả năng suy nghĩ khác biệt về quy trình và/hoặc mô hình kinh doanh) (65%) và phân tích dữ liệu (59%) là những kỹ năng và thuộc tính được xếp hạng cao nhất cần thiết nhất để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trên toàn tổ chức một cách hiệu quả hơn. Hợp tác với các ngân hàng (43%) là mô hình ưa thích để hợp tác với các công ty bên ngoài nhằm phát triển đổi mới dịch vụ ngân hàng và chuyển đổi số trong quản lý ngân quỹ.
Hơn một nửa (59%) người tham gia khảo sát đồng ý rằng việc các chuyên gia ngân quỹ trở thành đối tác kinh doanh của các đồng nghiệp thương mại của họ cần trở nên phổ biến hơn. Tiếp theo, những người tham gia cùng đồng ý (57%) với các nhận định: “Ngân quỹ có cơ hội đảm nhận vai trò lớn hơn trong định hướng chiến lược chuyển đổi số”, cũng như “Kiến thức chuyên môn về tài chính và ngân quỹ có giá trị trong vai trò một đối tác bên ngoài hơn là những đổi mới số dẫn đầu thị trường”.
Trong khi đó, các nhóm thương mại chỉ ra rằng cải thiện việc chia sẻ dữ liệu trong toàn tổ chức (53%), xây dựng năng lực số mạnh mẽ hơn trong toàn doanh nghiệp (47%) và xây dựng mối quan hệ với các đối tác bên ngoài (45%), là những ưu tiên chính để cải thiện và tăng cường chuyển đổi số trong toàn tổ chức. Để đạt được các mục tiêu thương mại, bán hàng và tiếp thị (37%) cần được chuyển đổi số một cách cấp thiết nhất.
Phần lớn (61%) cho biết việc thiếu sự hợp tác giữa phòng ban thương mại và phòng ban tài chính và ngân quỹ khiến hoạt động chuyển đổi số của công ty trở nên khó khăn hơn mức cần thiết. Khó khăn trong việc truy cập dữ liệu (41%) là thách thức thường xuyên nhất đối với các nhóm làm việc cùng nhau hướng tới chuyển đổi số.
Cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 1.225 người tham gia từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2022, trong tổng số 15 ngành và 22 thị trường trên toàn thế giới. Những người được hỏi gồm 50% lãnh đạo cấp cao (C-suite) và 50% là C-1, với 50% từ lĩnh vực tài chính và ngân quỹ, và 50% từ các chức năng thương mại bao gồm các nhóm bán hàng và chuyển đổi số tập trung vào tương tác với khách hàng. Phần lớn (60%) số người được hỏi đến từ các công ty có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ USD trở lên.
Tại Việt Nam, cuộc khảo sát được hoàn thành bởi 75 công ty có doanh thu hàng năm từ 250 triệu USD đến 20 tỷ USD, hỏi về những khát vọng, thành công và mối quan tâm số của họ. Những người được hỏi chủ yếu là C-suite (64%).
Nghiên cứu được thực hiện bởi FT Longitude, bộ phận chuyên gia tư duy lãnh đạo của Financial Times Group.
Vnmedia