Các địa phương "đầu tàu" hiến kế gì để phục hồi phát triển kinh tế trong 6 tháng cuối năm?
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương vừa diễn ra, các địa phương đã bày tỏ quyết tâm phục hồi phát triển kinh tế trong nửa còn lại của năm 2020.
- 03-07-2020TS. Cấn Văn Lực: Hậu Covid-19 - Việt Nam cần thúc đẩy hội nhập và phát triển mobile money, fintech
- 03-07-2020TS. Võ Trí Thành: Sự ảnh hưởng của Covid-19 đã dẫn đến tính bất biến và vạn biến trên tất cả các phương diện
- 03-07-2020World Bank: Việt Nam nằm trong nhóm nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp
Về phía Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm, để đảm bảo tăng trưởng GRDP cao hơn 1,3 lần tốc độ tăng trưởng cả nước. Cũng như cam kết thu ngân sách theo kế hoạch được giao là 285.000 tỷ đồng. Hà Nội đề xuất thành lập ban chỉ đạo của Chính phủ để phát triển kinh tế-xã hội sau dịch COVID-19, từ đó chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội cả nước có hiệu quả hơn.
Đồng thời, Hà Nội cũng chuẩn bị 10-15 khu vực bán hàng, mời các tỉnh đưa doanh nghiệp có hàng nông, lâm, thủy hải sản ra bán hàng trên địa bàn thành phố và miễn phí chỗ bán hàng này để kích cầu tiêu dùng nội địa, đặc biệt các mặt hàng nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam.
Tập trung vào các kiến nghị, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng mong muốn Chính phủ sớm xây dựng quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch, làm cơ sở cho địa phương đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển kinh tế-xã hội.
Hải Phòng đề nghị Chính phủ phân cấp cho các địa phương được chủ động chuyển đổi trên 10 ha đất lúa sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ và xây dựng các khu tái định cư. Bên cạnh đó, không khống chế diện tích đất lúa đối với các địa phương có khả năng phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đề nghị Chính phủ, Bộ KH&ĐT sớm phê duyệt việc đầu tư, mở rộng một số khu công nghiệp trên địa bàn.
Ở khu vực miền Trung, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đề xuất đẩy nhanh những công trình trọng điểm mang tính chất liên vùng, đặc biệt là mong Thủ tướng sớm đồng ý chủ trương mở rộng sân bay Đà Nẵng. Cụ thể, mở rộng nhà ga T1 về phía Nam, đầu tư xây dựng ga hàng hóa, sớm đầu tư xây dựng nhà ga T3. Ông Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh việc mở rộng sân bay là quan trọng khi khách đến Đà Nẵng đang tăng rất nhanh qua các năm.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu: "Thành phố xác định nỗ lực quyết tâm nhiều hơn vì sự chậm lại của thành phố sẽ tác động trực tiếp đến kết quả tăng trưởng chung của cả nước". Ông đặt ra 8 giải pháp phát triển thành phố trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, ông Phong nhấn mạnh giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và đặt mục tiêu hết tháng 10, tỷ lệ giải ngân phải trên 80%.
Chủ tịch UBND TPHCM trích dẫn Điều 89 Luật Đầu tư công 2019 quy định tổng số vốn đầu tư còn lại của các dự án đã quyết định chủ trương đầu tư giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp qua giai đoạn 2021-2025 không vượt quá 20%.
"Quy định này gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương. Kiến nghị Thủ tướng quan tâm, kịp thời tháo gỡ khó khăn. Theo đó, quy định vốn chuyển tiếp tại Điều 89 sẽ bắt đầu áp dụng với kỳ trung hạn 2026-2030", ông Phong nói.