MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các hãng xe ô tô cứ việc rời Nga, công ty này vẫn bám trụ lại hái 'quả ngọt', lợi nhuận tăng mạnh

04-04-2023 - 00:02 AM | Thị trường

Trong khi các hãng xe ô tô liên tục rời Nga, công ty này vẫn chưa có kế hoạch rút lui và ghi nhận doanh số tại Nga tăng vọt trong năm 2022.

Các hãng xe ô tô cứ việc rời Nga, công ty này vẫn bám trụ lại hái 'quả ngọt', lợi nhuận tăng mạnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Great Wall Motor, nhà sản xuất xe thể thao đa dụng lớn nhất Trung Quốc, đã chứng kiến doanh thu ở Nga tăng mạnh vào năm 2022 trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô từ phương Tây và Nhật Bản lần lượt rút khỏi quốc gia này sau những động thái của Nga tại Ukraine.

Doanh thu của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tại Nga đã tăng 73% trong năm, đạt 8,57 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,25 tỷ USD) vào năm 2022. Tổng doanh thu của Great Wall tăng chưa đến 1% vào năm ngoái do doanh số bán hàng tại quê nhà giảm 8%.

Trong khi thị trường nội địa vẫn là trụ cột chính tạo ra 80% doanh thu thì Nga là thị trường nước ngoài lớn nhất của công ty, vượt xa các thị trường khác bao gồm Úc, Nam Phi, Thái Lan và Saudi Arabia.

Đơn vị sản xuất ô tô Haval thuộc sở hữu của Trung Quốc đã ghi nhận lợi nhuận ròng 2,77 tỷ nhân dân tệ trong năm 2022 tại thị trường Nga, chiếm 1/3 tổng lợi nhuận của công ty là 8,25 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên khoảng 80% lợi nhuận của các công ty con tại Nga đến từ lãi ngoại hối và trợ cấp của Chính phủ.

Các hãng xe ô tô cứ việc rời Nga, công ty này vẫn bám trụ lại hái 'quả ngọt', lợi nhuận tăng mạnh - Ảnh 2.

Ảnh: FT

Bà Li Hongshuan, Giám đốc tài chính của Great Wall, đã từ chối tiết lộ chi tiết về hai hạng mục lợi nhuận nêu trên trong cuộc họp báo trực tuyến trong tuần qua. Tuy nhiên bà ngụ ý rằng phần lớn là do lợi nhuận ngoại hối nói chung. Đồng rúp đã mất giá trị đáng kể ngay sau khi Nga xung đột với Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, nhưng nó đã phục hồi phần nào so với đồng USD.

Great Wall là một trong những người hưởng lợi lớn trên thị trường ô tô Nga. Trong khi tổng doanh số bán ô tô mới tại quốc gia này vào năm ngoái là 687.370 ô tô (mức giảm 58,8% trong năm), mẫu xe hàng đầu của Great Wall, Haval, chỉ bị giảm 14%. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu, thương hiệu này đã giảm từ vị trí thứ 8 từ vị trí thứ 12 trong số tất cả các thương hiệu được bán ở Nga.

Trong hai tháng đầu năm, Haval đã bán được 9.859 chiếc xe, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi thị trường chung giảm 62,5%. Đây hiện là thương hiệu xe bán chạy thứ hai, chỉ đứng sau Lada - thương hiệu mang tính biểu tượng của Nga do Avtovaz sản xuất.

Groupe Renault vào tháng 5 năm ngoái đã thông báo sẽ bán 67,69% cổ phần kiểm soát của mình tại Avtovaz với giá 1 rúp, cùng với 100% cổ phần của Renault Russia. Bên cạnh Renault, các nhà sản xuất ô tô khác, bao gồm cả Volkswagen và Toyota Motor, đã rút khỏi hoặc thể hiện ý định rút khỏi Nga kể từ cuộc xâm lược Ukraine.

Về phía Great Wall, Công ty cuối cùng đã quyết định tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Nga như bình thường. Tuy nhiên bà Li đã kín tiếng về các kế hoạch trong tương lai.

Khi được hỏi liệu Great Wall có quan tâm đến việc mua lại tài sản và doanh nghiệp do các đối thủ để lại hay không, Li cho biết công ty không có kế hoạch để thực hiện các giao dịch mua như vậy. Li cũng từ chối tiết lộ mục tiêu bán hàng ở Nga trong cả năm, mặc dù cô cho biết công ty đặt mục tiêu bán 250.000 chiếc ở nước ngoài vào năm 2023, cao hơn 44% so với năm ngoái.

Địa điểm sản xuất đầu tiên và duy nhất của Great Wall bên ngoài Trung Quốc là ở Tula, một thành phố cách Moscow gần 200 km về phía nam đã bắt đầu hoạt động vào năm 2019. Năng lực sản xuất hàng năm theo kế hoạch sẽ được nâng cấp lên 80.000 chiếc, nhưng đến cuối năm 2019 con số này đã là 22.900 chiếc. Hiệu suất sử dụng trung bình của nhà máy ở Nga là 28,63%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của 8 nhà máy mà công ty vận hành là 71,58%.

Theo Nikkei Asia

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên