Các ngân hàng trung ương đang mất kiểm soát
Giám đốc điều hành Jeffrey Gundlach của DoubleLine Capital cho rằng các ngân hàng trung ương đang “mất kiểm soát” bởi họ không hiểu được hậu quả do những chính sách của mình gây ra.
- 14-06-2016Các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới có thể điều chỉnh lãi suất
- 04-06-2016Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp đều hạ dự báo tăng trưởng GDP
- 04-05-2016Ngân hàng trung ương Australia hạ lãi suất thấp kỷ lục
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 17/6, ông Gundlach dự báo rằng các thị trường sẽ phải đối mặt với một đợt lãi suất âm nữa trước khi các ngân hàng trung ương nhận ra rằng chính sách của họ không hiệu quả và sẽ tốt hơn nếu họ chọn biện pháp kích thích tài chính.
Bậc thầy về trái phiếu này nhấn mạnh rằng sai lầm lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách là việc đưa lãi suất xuống dưới 0%. Chắc chắc kết quả họ nhận được sẽ không như những gì họ kỳ vọng.
Ông Gundlach giải thích rằng khi đưa lãi suất xuống mức âm, tiêu dùng sẽ không được thúc đẩy như dự kiến mà dòng tiền sẽ chảy vào các khoản tiết kiệm. Lãi suất âm đồng nghĩa với giảm phát và các ngân hàng trung ương đang dùng giảm phát để giải quyết vấn đề giảm phát (?!). Ông ví điều này như việc bạn chữa cháy bằng cách đổ thêm xăng vào lửa.
Đi đâu vậy hỡi ngân hàng trung ương?
Vị chuyên gia này dự báo rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tin vào chính sách lãi suất âm của mình trong thời gian tới nhưng họ sẽ sớm nhận ra rằng các chính sách này không đủ để giúp họ đạt được mục tiêu.
Lãnh đạo của DoubleLine Capital cho rằng các vị lãnh đạo của ngân hàng trung ương sẽ sớm nhận ra hậu quả và bắt đầu sử dụng các biện pháp kích thích tài chính. Khi đó, mọi chuyện sẽ xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.
Ông Gundlach nhận định rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực sự đạt được “một chút” sự tín nhiệm tới từ thị trường khi ít nhất họ đã nhận ra thực tế yếu kém của tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Người đồng hành