Các nhà thầu quý 4/2022: Khi khoản phải thu khách hàng trở nên đặc biệt nghiêm trọng
BĐS hiện đóng góp khoảng 8% GDP và liên quan mật thiết với nhiều nhóm ngành quan trọng khác. Những nút thắt trên thị trường BĐS hiện nay gây hệ luỵ cho nhiều nhóm ngành, rõ nét nhất là DN thầu.
- 14-02-2023Công ty Mai táng duy nhất trên sàn bỗng tăng trưởng đột biến, lãi lớn nhờ bán bình, quách, mộ đá, P/E chỉ 0,14 lần
- 13-02-2023Ngành thép được nhận định đã qua cơn bĩ cực, Pomina (POM) có tân Chủ tịch mới
- 13-02-2023Xuất hiện thương hiệu cà phê tại Việt Nam đắt hơn cả Starbucks: Nước lọc 70.000 đồng, món cao nhất có giá... 145.000 đồng
- 13-02-2023Cổ đông Kido (KDC) sắp được chia trả cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt với tỷ lệ lên đến 50%
- 13-02-2023Doanh nghiệp trên đất vàng 61 Trần Phú trung tâm quận Ba Đình đang kinh doanh ra sao?
Khoảng 3 năm trở lại đây, khoản phải thu khách hàng luôn là vấn đề của các doanh nghiệp xây dựng. Để đảm bảo doanh thu, dù thấp hơn trước, các doanh nghiệp buộc phải cho khách hàng nợ, khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng ngày càng nhiều. Vấn đề trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2022.
Các doanh nghiệp (DN) xây dựng lớn niêm yết đã công bố BCTC hợp nhất quý 4/2022 và năm 2022. Trước những khó khăn của thị trường, kéo theo hệ luỵ từ ngành liên quan mật thiết là bất động sản, hầu hết đều báo chỉ số sụt giảm. Đặc biệt, nguồn tiền để dành (tiền mặt, tương đương tiền mặt và tiền gửi) cũng giảm đáng kể, có đơn vị chỉ còn vỏn vẹn vài tỷ đồng.
Coteccons lãi thấp kỷ lục, Hoà Bình lần đầu lỗ lớn do “mạnh tay” trích lập dự phòng
Đầu tiên phải kể đến CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC), Công ty vừa báo lỗ hơn 1.200 tỷ đồng trong quý 4/2022. Luỹ kế cả năm, HBC lần đầu thua lỗ hơn ngàn tỷ.
Nói về kết quả kinh doanh này, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT HBC – cho biết khó khăn của ngành xây dựng đã diễn ra trong thời gian dài. Chưa giải quyết được vấn đề tăng giá đầu vào thì cú sốc trên thị trường trái phiếu khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng kém thanh khoản, dừng thi công… Đó tiếp tục là một “đòn” đau đánh vào DN xây dựng.
“Trong kỳ này, trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng là một khoản trích lập mạnh tay của Tập đoàn. Có thể nói là chúng tôi mạnh tay cắt bỏ đi những cái u nhọt từ một năm cực kỳ khó khăn để có một cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh hơn bước sang năm 2023 tốt đẹp hơn”, ông nói.
Ghi nhận trên BCTC, HBC đã trích lập gần 360 tỷ đồng dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trước đó, chia sẻ về việc thu hồi công nợ, đại diện HBC cũng cho biết dù nỗ lực thực hiện, song cũng cân nhắc chia sẻ khó khăn với đối tác. Bởi, hiện tại những chủ đầu tư cũng đang rất khó khăn.
Tương tự, Coteccons (CTD) năm qua cũng đã thực hiện trích lập 388 tỷ đồng dự phòng. Tại thời điểm 31/12/2022, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản CTD với 11.231 tỷ đồng, chủ yếu từ khách hàng và đã được doanh nghiệp trích lập dự phòng 1.049 tỷ đồng.
Khoản dự phòng nợ xấu này chủ yếu đến từ Công ty TNHH Bất động sản Ngôi sao Việt - đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh và CTCP Đầu tư Minh Việt. Trong chia sẻ mới đây, Chủ tịch HĐQT Bolat Duisenov cũng nhấn mạnh đối với các dự án liên quan chủ đầu tư Tân Hoàng Minh hay Vạn Thịnh Phát thì buộc phải thực hiện.
Kết quả, lợi nhuận cả năm của CTD tiếp tục phá đáy với 21 tỷ đồng – thấp kỷ lục so với quy mô một nhà thầu đứng đầu ngành. Trong khi, doanh thu năm 2022 ghi nhận tăng đáng kể lên 14.537 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ nhờ vào khối lượng công việc bị dồn lại trong hai năm dịch bệnh.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 của CTCP Searefico (mã chứng khoán SRF), doanh thu thuần trong quý đạt 416 tỷ đồng – giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do giá vốn tăng cao lên hơn 490 tỷ đồng, SRF lỗ gộp gần 75 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến lên 81 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ 9 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty đánh giá lại các khoản phải thu, trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế SRF âm 147 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 20 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2022, SRF đạt doanh thu thuần 1.186 tỷ đồng, tăng 27%, lỗ gộp 16 tỷ đồng và lỗ sau thuế 141 tỷ đồng.
Tiền mặt bị hao mòn
Không chỉ chỉ số kinh doanh, dòng tiền DN cũng phản ánh thử thách thời gian qua.
Tại thời điểm 31/12/2022, CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2) nắm giữ lượng tiền và tương đương tiền chỉ còn 4,5 tỷ đồng, trong khi năm ngoái là 113 tỷ đồng. Công ty cũng không còn khoản đầu tư chứng khoán 125 tỷ đồng, ngược lại, khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng lên hơn 22 tỷ đồng.
Trường hợp VC2 là không trích lập dự phòng, ngược lại VC2 đang đứng trước áp lực trả nợ lớn, đặc biệt từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Ngày 7/2 vừa qua, hội nghị người sở hữu trái phiếu của VC2 đã diễn ra và thống nhất lùi thời gian đáo hạn lô trái phiếu 118,7 tỷ đồng đã đến hạn thanh toán vào ngày 27/10/2022 lại một năm, dự kiến vào 27/10/2023. Ngoài nợ gốc, VC2 cam kết chi trả phần lãi phát sinh, được tính bằng 150% lãi suất công bố (11,5%/năm).
Với CTD, ngoại trừ việc Công ty đem 249 tỷ đồng đi đầu tư chứng khoán và hiện ghi nhận thua lỗ 61 tỷ đồng, thì khoản tiền gửi cũng giảm đáng kể từ mức 2.400 tỷ xuống còn 1.591 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường
- VNDirect: FE Credit lỗ 3.000 tỷ đồng năm 2022
- VIB dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15%, thưởng cổ phiếu 20% cho cổ đông trong năm nay
- Tài sản thế chấp tại Vietcombank vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, bất động sản chiếm gần 74%
- Cho vay khách hàng cá nhân hiện chiếm gần 54% tổng cho vay của Techcombank
- Công ty tài chính chiếm hơn 40% thị phần cho vay xe máy có kết quả kinh doanh ra sao?