MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách làm việc của người quân tử: Kết hợp linh hoạt giữa nguyên tắc, biện pháp và chính kiến

15-07-2019 - 11:22 AM | Sống

Làm việc gì cũng phải có chừng mực, phải phù hợp. Nếu vượt quá giới hạn nhất định, nó sẽ phản tác dụng.


1. "Không hiểu được thiên mệnh thì không phải quân tử; không biết lễ nghĩa thì không biết đối nhân xử thế; không giỏi nhìn người thì không thể hiểu thấu họ"

Thiên mệnh bao gồm ý nghĩa về mối quan hệ giữa con người với người, người với xã hội và còn có cả trách nhiệm đạo đức, quy tắc... của mỗi người.

Con người luôn tồn tại trong những điều kiện nhất định, họ được đặt trong một nền tảng nhất định và phát triển ở một mức độ phụ thuộc nhất định. Hơn nữa, mỗi người đều được sinh ra với sứ mệnh khác nhau, nhưng dù sứ mệnh của bạn là gì, hãy hoàn thành tốt sứ mệnh của bạn.

Lời nói thật lòng: Biết đối nhân xử thế, biết sứ mệnh của bạn, nghĩa là ý thức của sứ mệnh, tận dụng tình huống và tiến về phía trước, hoàn thiện chính mình.

Cách làm việc của người quân tử: Kết hợp linh hoạt giữa nguyên tắc, biện pháp và chính kiến - Ảnh 1.

2. Điều chỉnh tâm thái, có điều vẫn mưu cầu sự hoàn hảo nhưng đừng quá mức

Trong quá trình xử lý công việc hoặc làm một điều gì đó, ai cũng mong muốn làm thật hoàn hảo 100%. Nếu bạn đã cố gắng hết sức để làm, bạn không cần phải lo lắng về điều này. Tuy nhiên, nếu bạn đòi hỏi sự cầu toàn một cách quá mức mà không cân nhắc đến khả năng và tình huống thực tế của chính mình thì đây là một căn bệnh. Có câu nói: "Nhân vô thập toàn", nghĩa là trên đời không ai hoàn hảo. Do đó, theo đuổi sự hoàn hảo quá mức, há chẳng phải là tự hạ thấp bản thân hay sao?

Để đánh giá chính xác khả năng và môi trường khách quan của riêng bạn, hãy đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hợp lý và chú ý đến các mục tiêu bạn theo đuổi.

3. Làm gì cũng nên vừa phải, cố quá sẽ thành quá cố

Trong cuộc sống bình thường, không phải là không phân biệt đúng sai, hoặc nói lí lẽ, hòa giải mâu thuẫn, mà là giáo dục mọi người tự phát triển bản thân, tu tâm dưỡng tính. Mục đích là giúp bạn trở thành một người với một tính cách lý tưởng và đạt được điều tốt nhất, chân thành nhất, có đạo đức, có tài năng, đức hạnh, là người có tâm tính tốt. Đây là phương pháp cơ bản để đối nhân xử thế và cách cơ bản để đạt được "sự hòa hợp với người khác".

Hỉ, nộ, ái, ố, lo lắng, sợ hãi là những hoạt động sinh lý bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu những cảm xúc này đạt đến quá mức, các thái cực sẽ bị đảo ngược, dẫn đến bệnh tật và thậm chí là cái chết.

Bởi thế, làm việc gì cũng phải có chừng mực, phải phù hợp. Nếu vượt quá giới hạn nhất định, nó sẽ phản tác dụng. Trong một xã hội phát triển nhanh, chỉ bằng cách duy trì tâm lý tốt, sắp xếp hợp lý công việc, học tập và nghỉ ngơi, kết hợp công việc và nghỉ ngơi, học cách thư giãn trong cuộc sống bận rộn. Biết cách phục hồi và không ngừng loại bỏ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực vừa có thể giúp bạn nhận ra giá trị cuộc sống của chính mình, vừa giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn khỏe mạnh.

Cách làm việc của người quân tử: Kết hợp linh hoạt giữa nguyên tắc, biện pháp và chính kiến - Ảnh 2.

4. Học đi đôi với hành

Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức, nghĩa là thu thập thêm thông tin, trực tiếp điều tra, sau đó suy xét cẩn thận, nhưng cũng "phân biệt rõ ràng" đâu là đúng đâu là sai. Học tập là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì. "Hành" là cảnh giới cao nhất của việc học. biết vận dụng những gì đã học vào thực tế sao cho có hiệu quả.

Lời nói thật lòng: Bạn học được rất nhiều, nếu bạn không thể nắm bắt được những điều cốt yếu của kiến ​​thức, việc làm điều này là vô ích. Nhưng bạn có thể nắm bắt những điểm tinh thần của vấn đề cũng chưa hẳn tốt, hãy làm đi. Học phải đi đôi với hành và thực hành là quan trọng nhất.

5. "Hòa" nhưng không hẳn "đồng", chấp nhận sự khác biệt để học cách bao dung

"Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa" (Luận Ngữ).

Nếu giống nhau tự nhiên thì không cần "hợp", nhưng nếu có nhiều điểm khác biệt là cần phải "hợp", nhưng "hợp" ở đây không phải là hợp nhất, mà là sự kết hợp. Sự khác biệt giữa sự hợp nhất và sự kết hợp là rất rõ ràng.

Khác nhau, hợp nhất nghĩa là hòa lại thành một còn kết hợp lại là chấp nhận ý kiến ​​của tôi khác với bạn, nhưng tôi đồng ý với quyền của bạn để đưa ra ý kiến ​​khác nhau, để "gắn kết" với nhau, không xúc phạm lẫn nhau, hoặc thậm chí đấu tranh. Giống như nước và dầu được "kết hợp" trong một cốc cùng một lúc, "phép lịch sự" lẫn nhau thể hiện dầu nổi lên trên còn nước ở dưới, nhưng nó không hòa trộn lại với nhau.

Người tỉnh táo sẽ hành xử: Tôi có một mối quan hệ tốt với bạn và tôn trọng tính cách của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải đồng ý hoàn toàn với ý kiến ​​của bạn. Sự phản đối của tôi đối với ý tưởng, phương pháp và kết luận của bạn không có nghĩa là tôi phủ nhận phẩm chất đạo đức cá nhân của bạn. Làm người phải có những nguyên tắc, biện pháp và chính kiến để làm việc. Đây mới là cách làm việc của người quân tử.

Cách làm việc của người quân tử: Kết hợp linh hoạt giữa nguyên tắc, biện pháp và chính kiến - Ảnh 3.

6. Biết kiềm chế cơn giận và học cách khoan dung sẽ làm tâm bạn thoải mái

"Bất vong cửu đức, bất tư cửu oán." (Luận ngữ). Nghĩa là đạo lý thì không được quên, oán thù thì đừng nên nhớ. Theo cách này, cảm xúc thường được giữ ở mức tích cực. Bạn sẽ thấy lòng bạn như được mở rộng ra và bạn có thể thực sự tiến tới trạng thái khoan dung. Khoan dung là một loại hiểu biết và nhận thức ẩn sâu trong tâm trí, không phải ai cũng có lòng khoan dung. Có những xung đột giữa người với người, nhẹ thì xích mích còn nặng thì gây ra những bi kịch. Nếu như cả hai biết kiềm chế, khoan dung cho đối phương dù là một chút thôi thì sẽ không gây hậu quả đáng tiếc. Thường thì sau khi xung đột xảy ra và hậu quủa để lại rất nghiêm trọng, người ta hối hận cũng đã quá muộn rồi.

Thực ra, miễn là đó không phải là vấn đề nguyên tắc hay liên quan đến luật pháp, thỏa hiệp là cách ổn nhất. Chỉ cần cả hai thấy thỏa thuận đưa ra là hợp tình, hợp lý và hợp pháp thì sẽ không có chuyện gì xảy ra tiếp theo. Theo một nghĩa nào đó, giao tiếp của con người cũng là cách sử dụng nghệ thuật khoan dung.

7. Suy nghĩ thấu đáo trước khi nói

Khổng Tử dạy: Khi nói chuyện, chúng ta thường chỉ nói những điểm chính và chúng ta không thể nói điều đó tốt hoàn toàn. Do đó, không thể tránh khỏi những điểm khiến người nghe nghi ngờ.

Tốt nhất là tạm ghi chú lại hoặc gác lại nó trong một thời gian để người đối diện nói xong. Chúng ta hãy ngồi lại phân tích xem chỗ nào đáng ngờ, đây giống như học một hiểu mười. Có cơ hội để hỏi rõ ràng, tất nhiên, tốt nhất.

Nếu bạn không thể làm điều đó, bạn nên cẩn thận để giảm bớt sai lầm. Thấy người khác làm việc, một số chỗ có thể hiểu, một số chỗ không hiểu. Lúc này, bạn nên xem lại một vài lần hoặc hỏi rõ chỗ mình còn thắc mắc. Không nên ai nói gì cũng chấp nhận toàn bộ mà không thắc mắc hoặc phủ định hoàn toàn.

Để có thể ít phạm sai lầm từ lời nói đến hành động, để sau này bạn không phải hối hận, bắt đầu từ thời điểm này, bạn phải tập phát triển thói quen tốt, đó là cẩn thận và thận trọng. Mỗi ngày, bạn phải tự suy ngẫm và cải thiện chính mình. Hãy lắng nghe nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và tìm hiểu kĩ hơn.

Quan trọng hơn, đó là hãy học hỏi nhiều hơn, đọc sách để tiếp thu những nguồn tri thức mới, nhiều kinh nghiệm quý giá từ đông sang tây, từ xưa đến nay. Để ngỏ vấn đề hoặc có điểm nghi vấn có nghĩa là các ý tưởng chứng minh chưa đủ thuyết phục hoặc có thể có sơ xuất và gây hậu quả bất lợi.

Lời nói thật lòng: Tốt nhất là suy nghĩ kĩ về vấn đề trước khi bạn nói. Những hậu quả nào có thể được gây ra nếu như lời bạn nói là sai. Trước khi bạn làm điều gì đó, tốt nhất bạn nên suy nghĩ và cân nhắc trước khi ra quyết định. Làm điều này thật cần thiết, bạn sẽ cảm thấy an tâm rất nhiều khi dự liệu mọi việc. Phòng ngừa trước luôn luôn tốt hơn so với biện pháp khắc phục hậu quả

Theo Xuân Thảo

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên