Cách ứng phó giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường trước Covid-19
Ngành Bán lẻ và F&B là một trong những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất bởi đại dịch Covid-19. Trong đó, Việt Nam tuy là nước kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng không tránh khỏi những ảnh hưởng liên tiếp từ các làn sóng bùng phát Covid-19.
Video được ghi hình trước ngày 27/4/2021
Cửa hàng Bách Hóa Xanh và Nhà thuốc An Khang do Á Đông thực hiện
Ngay từ đợt dịch bùng phát đầu tiên, ngành bán lẻ và F&B đã lâm vào thế điêu đứng, bất ngờ, bị động. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh. Theo số liệu thống kế, trong năm 2020 có đến hơn 100.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng hơn 13 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Sau một thời gian yên ắng thì từ cuối tháng 4/2021, dịch bệnh đã bùng phát trở lại trong cộng đồng. Những hệ lụy tồn tại ở cơn sóng Covid-19 cũ trong ngành Bán lẻ và F&B tại Việt Nam vẫn chưa được phục hồi thì doanh nghiệp đã phải đối mặt với cơn sóng mới.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã khiến hơn 8.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Bán lẻ và F&B rời thị trường chỉ trong 3 tháng đầu năm. Con số này đã tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là những con số ở mức báo động với nguy cơ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Showroom Kymdan do Á Đông thi công
Thực tế, trước mắt tình hình vẫn còn tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp bán lẻ và F&B không có biện pháp ứng phó hợp lý, thích nghi với tình hình mới thì các doanh nghiệp này tại Việt Nam sẽ như "ngọn đèn trước gió", đứng bên bờ vực của sự suy thoái và giải thể. Mỗi doanh nghiệp đều đứng trước bài toán khó làm sao đưa ra những hành động kịp thời, đúng lúc để giữ vững hoạt động và thích ứng với bối cảnh mới.
Trong tình hình đó, nhiều doanh nghiệp Việt đã có những màn ứng phó thần tốc, mang lại hiệu quả thiết thực.
Điểm mặt một số biện pháp ứng phó "thần tốc" và hiệu quả của doanh nghiệp
Công ty TNHH Nội thất và Quảng cáo Á Đông là đối tác đồng hành nhiều năm của các thương hiệu lớn như Thế Giới Di Động, Bách Hóa Xanh, FPT, Thiên Long… Lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ, họ không chỉ liên tục đưa ra những giải pháp khẩn cấp ứng phó với dịch bệnh, mà còn chủ động nghiên cứu ứng dụng những biện pháp khoa học nhằm giữ vững tính ổn định của tình hình kinh doanh trong suốt thời vừa qua. Bên cạnh đó, điều tiên quyết trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 chính là tăng cường phòng bệnh nghiêm ngặt cho Cán bộ công nhân viên tại nhà máy, văn phòng và các công nhân khi thi công tại những công trình bên ngoài.
Đồng thời Á Đông cũng thực hiện các chính sách phối hợp và hỗ trợ khách hàng về chi phí, tiến độ để các đối tác, tập đoàn lớn trong nước và những thương hiệu lớn trên thế giới nổi tiếng khắt khe về tiêu chuẩn, độ khó như Apple, Huawei, Toshiba, Kymdan… vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh.
Á Đông cũng nhanh chóng chuyển đổi hình thức kinh doanh bằng cách tăng cường giao dịch trên các phương tiện điện tử, giao thương trực tuyến như mua hàng online (hạn chế tiếp xúc), thanh toán trực tuyến, giao hàng tận nơi. Doanh nghiệp giữ vững định hướng đổi mới chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng như chuyển đổi sản phẩm chủ lực, nâng cao chất lượng phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, bối cảnh người dân dành phần lớn thời gian ở nhà trong các đợt giãn cách xã hội đã thôi thúc doanh nghiệp tiên phong nghiên cứu và cho ra đời các dòng sản phẩm nội thất giải trí cao cấp mang thương hiệu Bella Home như bàn bida, bi lắc, poker ứng dụng các tiêu chuẩn về thiết kế nội thất.
Mẫu bàn Bi da và Bi lắc của Á Đông mang thương hiệu Bellahome
Một trong những biện pháp quan trọng khác là tăng cường tìm kiếm các Nhà cung ứng vật tư uy tín với chi phí tốt ngoài các thị trường truyền thống. Nhờ chủ động ứng phó, nắm sát tình hình, sáng suốt trong chỉ đạo lập kế hoạch kinh doanh thích nghi với tình hình mới nên doanh nghiệp đã đạt nhiều thành tựu và trang bị đầy đủ tiềm lực để ứng phó trước những tình huống khó lường trong thời gian tới.
Nhìn chung, dịch Covid-19 là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp ngành Bán lẻ và F&B. Thực tế, doanh nghiệp vẫn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này và phát triển doanh nghiệp bền vững, tiến lên nếu có kế hoạch "tác chiến" hiệu quả, ứng phó kịp thời và linh hoạt. Những thành tựu Á Đông đạt được chính là minh chứng rõ nhất một đơn vị đón đầu xu hướng, tiềm lực vững vàng, lao động nghiêm túc và khoa học.
Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và kéo dài, việc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp ứng phó khoa học, ưu việt là yêu cầu cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp hoạt động ngành ngành Bán lẻ, F&B nói riêng.