Cận cảnh chuyên gia Nhật Bản tắm nước sông Tô Lịch
Chuyên gia Nhật Bản hy vọng trong tương lai, khi cả sông được xử lý làm sạch bằng công nghệ Nano, nước sông Tô Lịch lại trong xanh.
- 06-08-2019Chuyên gia Nhật sẽ tắm trên sông Tô Lịch
- 05-08-2019Nước sông Tô Lịch trong veo sau bão, cần thủ thỏa sức buông câu bắt cá
- 04-08-2019Mưa lớn, khu đặt 'bảo bối' của Nhật làm sạch sông Tô Lịch chìm nghỉm
- 27-07-2019Chuyên gia Nhật Bản đưa ra 6 tiêu chí "hồi sinh" sông Tô Lịch
Chiều 8/8, một chuyên gia Nhật Bản đã tắm tại các ô xử lý nước bằng công nghệ Nano tại "khu vực trình diễn xử lý nước sông Tô Lịch" đặt tại đầu đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Các chuyên gia Nhật muốn chứng minh rằng, trong tương lai, sau khi cả dòng sông được áp dụng xử lý nước sạch bằng Công nghệ Nano-Bioreator, nước sông Tô Lịch có thể trong xanh như ngày xưa, người dân sau này có thể tắm ngay tại sông.
TS.Kubo Jun (cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản) dội nước sông Tô Lịch đã qua xử lý để tắm trước sự chứng kiến của mọi người.
Theo ghi nhận của PV, tại khu xử lý nước được chia làm 4 bể.
Bể đầu tiên lắp đặt tấm vật liệu Bioreactor để kích hoạt các vi sinh vật yếm khí.
Bể thứ 2 đặt máy Nano loại nhỏ để kích hoạt các vi sinh vật hiếu khí.
Bể thứ 3 sau khi bùn hữu cơ được phân hủy thì bùn vô cơ sẽ lắng đọng lại.
Bể cuối cùng là bể nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam có thể dùng để tắm, rửa được.
Bên ngoài khu vực các bể nước làm thí điểm xử lý, dòng nước sông Tô Lịch đang chảy vẫn đen và bốc mùi hôi thối.
Đây mới là mô hình, mô phỏng cho dễ hiểu quá trình xử lý bên trong lòng sông hiện tại chứ không áp dụng cho toàn bộ sông Tô Lịch.
Để chứng minh tính hiệu quả xử lý nước cả con sông Tô Lịch trong tương lai, theo chuyên gia Nhật, sau khi xử lý bằng công nghệ khiến lượng bùn dưới đáy sông bị phân hủy gần như hoàn toàn thì dù nước thải từ bên ngoài đổ vào liên tục hàng ngày nhưng sẽ được xử lý ngay trong ngày mà không cần thu gom, tách nước thải từ nguồn, không luân chuyển nước thải đi nơi khác, không dồn chất ô nhiễm xuống hạ lưu.
Trí Thức Trẻ