MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng

19-09-2019 - 17:32 PM | Xã hội

Để được quảng cáo trên cầu vượt, trong năm 2017 nhà đầu tư là Cty Vinasing phải xây dựng 500 nhà vệ sinh công cộng, cung cấp 10 xe bồn chuyên dụng, 20 cây lọc nước và 200 ghế ngồi nơi công cộng. Tuy nhiên đến nay, ngoài bàn giao chậm chạp, nhiều nhà vệ sinh vừa đưa vào sử dụng đã hỏng.

Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 1.
Mặc dù báo cáo với đại diện UBND thành phố và các Sở ngành Hà Nội tại lễ bàn giao giai đoạn 3 của dự án được tổ chức vào quý II/2019, lãnh đạo Cty Vinasing cho biết, nhà đầu tư đã bàn giao cho thành phố Hà Nội hệ thống nhà vệ sinh và các công trình kèm theo như 10 xe bồn chuyên dụng, 20 cây lọc nước và 200 ghế ngồi tại nơi công cộng. Trên phông buổi lễ cũng đề rõ các nội dung này. Ảnh: PV
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 2.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, con số công trình công cộng được đưa vào sử dụng thực tế không đúng với những gì Vinasing đã báo cáo. Cụ thể, ngoài chậm bàn giao theo tiến độ cam kết gần 2 năm, đến nay với hệ thống nhà vệ sinh Vinasing mới bàn giao cho đại diện đơn vị Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) - thay mặt thành phô Hà Nội quản lý, đưa vào sử dụng 84 trên tổng số 500 nhà vệ sinh. 
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 3.
Với hạng mục 10 xe bồn chuyên dụng, tuy Vinasing báo cáo đã bàn giao đủ 10 xe, nhưng thực tế đến giữa tháng 9 này, Urenco mới chỉ nhận được 5 xe…
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 4.
Thực tế tại một số công trình nhà vệ sinh công cộng (hạnh mục chính của dự án), chúng tôi ghi nhận, người dân đánh giá cao với việc tại các khu vui chơi có thêm hệ thống nhà vệ sinh. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực nhà vệ sinh công cộng sau một thời gian ngắn được bàn giao, đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, không thể sử dụng. Trong ảnh là nhà vệ sinh tại vườn hoa Cách mạng tháng 8, phía đường Hai Bà Trưng bị hỏng bồn tiểu bên nam sau khi đưa vào sử dụng không lâu.
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 5.
Ghi nhận trên trục đường Tố Hữu, hiện tuyến đường được lắp đặt 3 nhà vệ sinh công cộng từ dự án, các nhà vệ sinh này được lắp đặt cạnh gần các nhà chờ xe buýt nhanh BRT. Khảo sát hệ thống này trong tuần qua phóng viên ghi nhận, cả 3 nhà vệ sinh đều hỏng bên bồn tiểu nam. Lỗi phóng viên kiểm tra là ấn nút xả nhưng tiểu bên nam không tích được nước xả rửa.
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 6.
Riêng nhà vệ sinh tại nhà chờ xe buýt BRT La Khê (Hà Đông) cùng với hỏng tiểu bên nam, hệ thống điện còn chập chờn nên thường xuyên phải khóa cửa. 
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 7.
Trên địa bàn quận Hoàng Mai, dự án thực hiện lắp đặt 3 nhà vệ sinh tại các khu vực: công viên Bắc Linh Đàm 2 nhà và bể bơi Linh Đàm 1 nhà, tuy nhiên hiện nay theo cả 3 nhà vệ sinh này đều hỏng bên tiểu nam.
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 8.
Ngoài ra vách tường nhà vệ sinh tại khu công viên Bắc Linh Đàm phía đường Nguyễn Hữu Thọ được làm bằng tấm sắt đang bị hoen ghỉ, tróc từng mảng sơn, có vị trí hoen ghỉ ăn thủng cả vách ngăn bằng sắt.
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 9.
Với nhà vệ sinh được lắp đặt phía bờ hồ, do lắp đặt phía ngoài bờ rào công viên nên người dân đến công viên không thể tiếp cận.
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng đổi quảng cáo vừa sử dụng đã hỏng - Ảnh 10.

Do tiểu bên nam bị hỏng, không có nước, nên nhưng thời gian qua nhiều khách đi đường cho biết đều rơi tình trạng “đi vào rồi đi ra” dở khóc, dở cười.

Đại diện Urenco cho biết, trong 84 nhà vệ sinh của dự án mà đơn vị đã tiếp nhận, đều nằm hầu hết ở 11 quận, trong đó quận Hoàn Kiếm có 7 nhà, Ba Đình có 3 nhà, Đống Đa: 8 nhà; Tây Hồ 9 nhà, Cầu Giấy 7 nhà, Hoàng Mai 3 nhà… Đánh giá về chất lượng sử dụng của công trình, đại diện Urenco xác nhận, hầu hết các nhà vệ sinh đơn vị tiếp nhận và đưa vào sử dụng từ 3 đến 12 tháng, tuy nhiên sau một thời gian ngắn sử dụng trên 90% nhà vệ sinh đã gặp tình trạng hư hỏng. “Cụ thể nhất của tình trạng này là máy bơn nước tại nhiều NVS không hoạt động, mái nhà bị dột, hỏng bên bồn tiểu nam, đường ống nước thải rò rỉ, tràn bể phốt, vách tường, cánh cửa bị rỉ mọt…”, đại diện Urenco nêu thực tế.

Theo Anh Trọng

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên