Cận cảnh những khu tạm cư ở Thủ Thiêm
Nhiều hộ dân sống trong các khu tạm cư tại Thủ Thiêm (quận 2, TPHCM) không muốn lên chung cư ở vì phải đóng nhiều khoản phí như vệ sinh, thang máy, giữ xe trong khi thu nhập của họ rất thấp.
- 16-07-2018Người dân Thủ Thiêm chờ đón Bí thư Thành ủy TP HCM
- 10-05-2018Chủ tịch HĐND TP.HCM nói với người dân Thủ Thiêm: "Tôi xót lắm, day dứt lắm"
- 10-05-2018Người dân Thủ Thiêm: "Làm 12km đường hết 12.000 tỷ đồng, đây là đường dát vàng"
Khu tạm cư được dụng tạm bằng khung sắt với mái tôn, tường cũng bằng tôn, gỉ sét cũ kỹ, quần áo đồ đạc giăng mắc khắp nơi.
Bên trong khu tạm cư xuống cấp trầm trọng theo thời gian.
Nhiều hộ tạm cư tại đây đều chung một hy vọng sớm có được chỗ ở ổn định để an cư lạc nghiệp.
Anh Trần Thanh Vũ mệt mỏi cho biết mong sớm có chỗ ở ổn định để có thể an tâm làm ăn.
Vì nhà tạm cư khá nhỏ chỉ khoảng 21m2 nên nhiều hộ dân đông người phải để đồ đạc phía ngoài hành lang.
Gia đình anh Trần Quốc Lập, chị Dương Thị Ngọc đang sống ở khu tạm cư phường An Phú cho biết việc buôn bán dạo của chị ngày được ngày không còn anh làm phụ hồ nhưng cả tháng nay thất nghiệp.
Một số hộ dân khác không muốn chuyển lên chung cư vì không thể tiếp tục công việc đang làm
Những hộ dân ở đây cũng chia sẻ mong muốn cơ quan chức năng sớm công bố kết luận thanh tra tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có hướng giải quyết cho người dân ổn định cuộc sống.
Nhiều hộ dân với đồng lương ít ỏi cảm thấy lo lắng khi phải chuyển lên chung cư và phải chịu thêm một số khoản tiền.
Nụ cười hồn nhiên của các em nhỏ trong khu tạm cư An Phú khi thấy người lạ đến.
Một tấm niệm cũ bị vứt ngoài hành lang là chỗ vui chơi cả đám trẻ
Có an cư thì mới lạc nghiệp, nên việc bị giải tỏa rồi di chuyển nơi ở liên tục đã làm họ không thể yên lòng tiếp tục công việc hàng ngày của mình.
Một hộ dân đã chuyển nhà từ khu tạm cư lên chung cư
Bên trong để lại nhiều đồ đạc cồng kềnh và không có giá trị
Đa số người dân ở khu tạm cư không muốn lên chung cư ở vì phải đóng nhiều khoản phí như vệ sinh, thang máy, giữ xe trong khi thu nhập của họ lại rất thấp.
Cách đó không xa là khu tái định cư An Lợi Đông, với con đường đi vào lầy lội đủ mọi ổ voi ổ gà
Ông Lê Văn Hơn, một trong bốn hộ còn bám trụ lại ở đây, cho biết tưởng ở tạm một thời gian ngắn để được tái định cư, an cư làm ăn sinh sống nhưng thoắt cái đã gần 8 năm trôi qua.
Một số hộ dân ở đây cũng đã được chính quyền đã vận động người dân dời đi để giải phóng khu tạm cư, bỏ lại những dãy nhà hoang bị phá nát.
Hiện tại khu tái định cư An Lợi Đông chỉ còn 4 hộ dân sinh sống, đa phần là người già và trẻ em. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn chờ một ngày được giải quyết đền bù thỏa đáng.
Người lao động