Cần cù bù được thông minh nhưng không đủ để làm giàu: Cả đời bán sức lao động đừng mong giàu có, người có trí tuệ sẽ thay đổi được thế giới
Có thể những năm gần đây bạn liên tục cố gắng cần cù lao động để làm giàu, nghĩ rằng chỉ cần nghe lời cha mẹ, tuân lệnh sếp, làm việc siêng năng, thức khuya dậy sớm là có thể hơn người. Đương nhiên làm việc chăm chỉ không có gì sai, nhưng làm việc chăm chỉ không phải là yếu tố quan trọng nhất để tiến tới làm giàu.
01
Dựa vào lao động để kiếm tiền, bạn chỉ kiếm được một số tiền nhỏ, kiếm tiền thông qua trí tuệ, bạn mới có thể kiếm được nhiều tiền. Trong xã hội ngày nay, chỉ những người dám nghĩ và dám làm mới có được thu hoạch lớn. Có người nói: "Trái tim lớn bao nhiêu, ví tiền sẽ phồng bấy nhiêu". Quan điểm này là kinh nghiệm có được từ Trương Thụy Mẫn của tập đoàn điện tử tiêu dùng Haier.
Năm 1997, Trương Thụy Mẫn đến thăm vùng nông thông tây nam Tứ Xuyên. Sau một thời gian khảo sát nghiên cứu, anh nhận thấy nhiều gia đình sử dụng máy giặt đều gặp vấn đề ống thoát nước bị tắc bùn. Trương Thụy Mẫn thấy hiện tượng này rất lạ, vì vậy đã hỏi một ông cụ: "Tại sao máy giặt nhà ông ống thoát nước luôn đầy bùn, con rất tò mò, ông có thể cho con biết không?".
Ông cụ cho biết: "Bởi vì máy giặt của gia đình tôi không chỉ được sử dụng để giặt quần áo, mà còn sử dụng để làm sạch khoai lang".
Sau chuyến thăm, Trương Thụy Mẫn nói với nhân viên khảo sát đi cùng mình, rất nhiều nông dân không chỉ sử dụng máy giặt của công ty chúng ta để giặt quần áo mà còn dùng để rửa khoai lang, kết quả là ống thoát nước luôn đầy bùn, như vậy rất không tiện, cậu nên tìm một giải pháp để giải quyết vấn đề này. Một trong những nhân viên khảo sát trẻ vừa tốt nghiệp đại học lên tiếng: "Mọi người đều biết, chức năng của máy giặt là để giặt quần áo bẩn, làm sao lại dùng nó để rửa khoai lang?". Trương Thụy Mẫn nghiêm túc nói: "Đây là một dự án nghiên cứu quan trọng mà người nông dân đã gợi mở cho chúng ta, và vấn đề này không phải là nghe chơi, tôi hi vọng các bạn sẽ sớm cải tiến được chiếc máy giặt của chúng ta, giúp nó vừa giặt quần áo vừa rửa khoai lang".
Bởi vì Trương Thụy Mẫn rất coi trọng dự án sản xuất máy giặt kiêm máy rửa khoai lang, cho nên các kĩ sư của tập đoàn Haier đã tích cực làm việc và chỉ mất chưa đầy một tháng đã đưa ra được giải pháp cho vấn đề này.
Trong thực tế, công việc không phức tạp, chính là chế tạo hai loại ống thoát nước, ống thoát nước có phân chia kích thước lớn nhỏ, khi giặt quần áo, sử dụng ống thoát nước nhỏ, nếu muốn dùng máy giặt để rửa khoai lang, có thể sử dụng ống thoát nước to. Sau đó, khi "máy giặt rửa khoai" được tung ra thị trường, nó đã được phần lớn các khách hàng nông thôn tin dùng, và do đó doanh thu thu về càng lớn.
"Máy giặt rửa khoai lang" do Tập đoàn Haier sản xuất đã cho thấy một đạo lí:
Một số công việc khi mới đưa ra ý tưởng nghe rất hoang đường vô lí hoặc quá sức tưởng tượng, nhưng chỉ cần suy nghĩ nghiêm túc, là có thể tìm ra điểm đột phá để sáng tạo ra những huyền thoại trong kinh doanh.
Trương Thụy Mẫn bằng tầm nhìn của mình quả thực đã làm được một chiếc "máy giặt khoai". Nhiều người bằng trí tuệ của mình cố gắng thay đổi cuộc sống của họ, thậm chí thay đổi thế giới và từ đó làm giàu. Kẻ ngốc không biết suy nghĩ, kẻ lười biếng không muốn suy nghĩ, kẻ nô lệ không dám suy nghĩ... đều không có cơ hội làm giàu, chỉ có bồi dưỡng trí tuệ tìm cách vận dụng trí tuệ, mới có thể bước vào hàng ngũ của những người giàu có và trở thành một trong số họ.
02
Cuốn sách bestseller "Cha giàu, cha nghèo" (Tên gốc: Rich Dad, Poor Dad) sở dĩ được săn trên toàn thế giới, là bởi vì nó cho thấy một đạo lí: Cùng với sự phát triển của thời đại, khái niệm về sự giàu có cũng thay đổi. Nhân vật "tôi" trong cuốn sách có hai người cha, trong đó "người cha nghèo" rất nỗ lực siêng năng làm việc, tuy nhiên, khi sinh hoạt phí ngày càng gia tăng, ông ta dần dần kiếm không đủ tiêu, đến bước đường cùng nợ nần chồng chất. "Người cha giàu" thì làm việc cực kì thoải mái mỗi ngày, nhưng kiếm được rất nhiều tiền. Ông là một "người giàu có nhàn rỗi", sống giàu có và thoải mái.
Tại sao người cha cần cù lại trở nên nghèo như vậy, còn người cha làm việc nhẹ nhàng thoải mái lại trở nên giàu có như thế? Mặc dù lí do có rất nhiều, tuy nhiên, sở dĩ người cha nghèo trở nên nghèo, chủ yếu là do tư duy và cách kiếm tiền của ông không thể theo kịp với sự thay đổi của thời đại.
Trong cuộc sống, có vô số người như "người cha nghèo", trình độ học vấn của họ không phải thấp, họ vẫn làm việc siêng năng, và thậm chí làm thêm giờ mỗi ngày, nhưng tư duy kiếm tiền của họ không theo kịp với sự thay đổi thời đại, kết quả đương nhiên là "không có tiền cũng không nhàn rỗi". Ngược lại, những người giống như "người cha giàu" nhận thức rõ sự thay đổi của thời đại, họ đi tiên phong trong việc thoát khỏi lối tư duy cũ rích, theo kịp nhịp bước của thời đại, tận dụng phương thức tư duy phù hợp với thời đại để kiểm tiền làm giàu, kết quả đương nhiên sẽ trở thành "người giàu nhàn rỗi".
Chúng ta đều biết rằng, cần cù có thể giúp một người thành công, nhưng nó không phải điều kiện tiên quyết cho sự thành công của họ. Bạn siêng năng hơn sếp của bạn, nhưng bạn không giàu bằng sếp bởi vì sếp của bạn giỏi vận dụng đầu óc kinh doanh và bạn chỉ biết bán đầu óc cho kinh doanh, bán sức lao động của mình cho sếp.
03
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và sự tiến bộ chóng mặt trong khoa học và công nghê, chúng ta nên làm gì để giải thoát mình khỏi tư duy cũ kĩ, ứng phó kịp với những thách thức của tương lai?
Trong quá trình phấn đấu, bạn sử dụng bộ não của bạn hay sử dụng cơ bắp, là điều quyết định liệu bạn có thể thành công hay không. Vì vậy, khi làm bất cứ điều gì, tất cả chúng ta nên huy động sức mạnh của bộ não và phát huy đầy đủ trí thông minh của chúng ta để đạt được thành công nhanh hơn và lớn hơn. Các thao tác cụ thể như sau:
Tìm giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề. Chiến đấu can đảm không có nghĩa là hành động liều lĩnh, tin rằng luôn có một giải pháp tối ưu cho bất kì vấn đề nào.
Đừng lo lắng và mất kiên nhẫn khi bạn gặp rắc rối, đừng vội vã hành động, thay vào đó, hãy bình tĩnh suy tính trên cơ sở quan sát và phân tích toàn diện vấn đề.
Khi bạn không biết phải làm gì, hãy tạm dừng bước.
*Bài viết được trích từ cuốn sách "Người nghèo nghèo cái túi, người giàu giàu cái đầu".
Trí thức trẻ