Căn nhà bố mẹ để lại được đến bù gần 4 tỷ đồng, anh cả tự nhận 90%, 3 em trai cùng phản đối: “Cùng là con, dựa vào đâu anh lấy nhiều thế?”
Số tiền đền bù 4 tỷ đồng từ căn nhà cha mẹ để lại đã trở thành "ngọn lửa" thổi bùng lên mâu thuẫn gia đình họ Mã. Anh cả ôm trọn phần lớn số tiền, thẳng thừng thách thức các em: "Không phục thì kiện!"
- 28-11-2024Người mẹ già qua đời, 3 con trai thừa kế 10 tỷ đồng/người, con gái nuôi chỉ được 1 mảnh giấy, nhưng 3 năm sau lại trở thành người giàu nhất
- 26-11-2024Cụ ông để tiền trong thẻ ngân hàng, 7 năm sau đi rút thì ngỡ ngàng: Không lãi đồng nào, số dư còn 0 đồng
- 25-11-2024Tài khoản ngân hàng có 21 giao dịch chuyển 35 tỷ đồng trong 7 ngày, người phụ nữ U60 thất kinh báo cảnh sát: Nguyên nhân là 1 hành động khi lướt web
- 25-11-2024Mẹ già qua đời để lại tài sản 1,7 tỷ đồng, 2 anh em về chia tài sản thì sốc nặng khi biết tên người được thừa kế hợp pháp
Khởi nguồn của mâu thuẫn
Gia đình họ Mã ở Trung Quốc có bốn người con trai. Từ khi còn trẻ, anh cả Mã đã gánh trên vai trách nhiệm của người con trưởng, năm 10 tuổi, ông bắt đầu ra ngoài làm thuê giúp giảm bớt áp lực kinh tế của cha mẹ. Toàn bộ số tiền kiếm được, ông đều gửi về để phụ giúp cha mẹ nuôi ba em trai ăn học. Mỗi dịp Tết, ông còn chu cấp thêm tiền tiêu vặt cho các em, bởi vậy, hình ảnh người anh cả luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng họ.
Sau hơn 20 năm bôn ba bên ngoài, thấy cảnh cha mẹ tuổi cao sức yếu, nhà ở quê cần có người chống đỡ, anh cả Mã quyết định xin chuyển đơn vị công tác về quê. Ông nhập khẩu vào căn nhà của cha mẹ và sống chung với họ để tiện bề chăm sóc.
Sau khi trưởng thành, bốn anh em họ Mã đều có gia đình riêng nhưng vẫn thường xuyên đến thăm cha mẹ, nên quan hệ giữa anh em với nhau cũng xem như gắn bó, hòa thuận.
Tiền đền bù chia không đều, anh em kiện anh cả
Khi cha mẹ qua đời, anh cả Mã không còn cần chăm sóc cha mẹ nữa. Vì vậy, ông cùng vợ mua một căn nhà mới và chuyển ra ngoài sống. Căn nhà cũ được ông cho thuê, tiền thu được hàng kì sẽ chia đều cho cả bốn anh em.
Thế nhưng, sau khi ngôi nhà đó được bồi thường 1.150.000 NDT (khoảng 4 tỷ đồng) tiền giải phóng mặt bằng, anh cả Mã muốn lấy 1.070.000 NDT (hơn 3,7 tỷ đồng), để lại 80.000 NDT (hơn 280 triệu đồng) cho ba người em trai chia nhau. Cho rằng anh cả Mã đã không giữ được tình nghĩa như trước, ba người em quyết định kiện ông ra tòa, yêu cầu chia đều số tiền đền bù.
Trên tòa, anh cả Mã trình bày lí do tại sao ông lại phân chia tiền bạc như vậy. Theo ông, cách chia này là hoàn toàn hợp lí, bởi lẽ:
1. Từ khi còn trẻ, ông đã kiếm được rất nhiều tiền để giúp đỡ cha mẹ, và lúc xây căn nhà đó, ông cũng góp một phần tiền không nhỏ.
2. Ba người em trai đều đã được phân nhà đầy đủ, vì vậy căn nhà này là phần cha mẹ để lại cho ông.
3. Căn nhà gốc vốn chỉ rộng 18m². Sau khi ông đi làm xa về, ông đã chi tiền để xây dựng thêm 60m². Phần diện tích bổ sung này đã được tính vào tổng diện tích giải tỏa, thế nên khoản đền bù mới lên đến 1.150.000 nhân dân tệ.
Tuy nhiên, ba người em trai hoàn toàn không đồng ý với lí lẽ của anh cả, họ cho rằng ông đã nhầm lẫn giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Theo ba anh em, việc cha mẹ chia nhà cho họ là quyết định của cha mẹ, anh cả có khả năng tài chính, không được chia cho căn nhà là điều bình thường. Họ còn nhấn mạnh thêm, khoản tiền đền bù có được là nhờ căn nhà gốc mà cha mẹ để lại. Nếu không có căn nhà ban đầu, phần diện tích anh cả Mã xây thêm cũng không được đền bù.
Sau khi xét xử, tòa án kết luận rằng căn nhà thuộc quyền sở hữu của người cha. Tuy nhiên, do cha họ đã qua đời nhưng không để lại di chúc, vì vậy, căn nhà được xem là di sản thừa kế và phải được chia đều cho cả bốn anh em.
Phán quyết này khiến anh cả Mã không hài lòng, từ chối nhận khoản tiền bị chia đều. Vì vậy, ba người em trai buộc phải mời hòa giải viên đến để giải quyết.
Thỏa thuận sau cùng
Khi gặp hòa giải viên, ông Mã không ngần ngại chỉ trích ba người em vô lương tâm. Ông nhấn mạnh rằng nếu không có những đóng góp và hy sinh của ông trong quá khứ, em ông đã không thể có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Anh cả Mã cho biết, trong khoản tiền đền bù, thực tế có 200000 tệ (gần 700 triệu đồng) là tiền bồi thường thương tật cá nhân của ông. Hiện tại, sức khỏe ông không còn tốt, mất khả năng lao động, nên ông muốn để lại một khoản tiền vợ con. Ông cũng khẳng định rằng, nếu không nhờ ông xây thêm 60m², số tiền đền bù sẽ không bao giờ đạt đến mức này.
Điều khiến anh cả Mã bức xúc hơn cả là sự vong ơn bội nghĩa của người em út. Trước đây, khi em út muốn chuyển quyền sở hữu một căn nhà của cha mẹ sang tên mình, hai người anh giữa đều phản đối. Chính ông đã đứng ra thuyết phục họ để em út có nhà ở. Vậy mà giờ đây, người em này lại là người phản đối gay gắt nhất trong vụ tranh chấp tài sản.
Người em út lại bảo, việc nào ra việc đấy, những gì anh cả đã giúp đỡ ông luôn khắc ghi trong lòng, nhưng anh em với nhau thì tiền bạc nên rõ ràng. Căn nhà này cha mẹ vốn chưa phân cho ai, giờ cần phải chia đều cho cả bốn anh em.
Hai người anh giữa cũng đồng tình và chỉ trích cách làm của anh cả. Họ nói: “Anh cả làm vậy là không đúng! Trước đây, khi hộ khẩu của chúng tôi còn ở nhà ngoại, nhà ngoại bị giải tỏa, chúng tôi không giữ riêng phần nào mà chia đều với nhau. Hơn nữa, lúc trước dưới sự chứng kiến của cha mẹ, cả gia đình còn ký một thỏa thuận rằng nếu căn nhà của cha mẹ sau này có bị giải tỏa thì cũng phải chia đều. Bây giờ anh cả lại đi ngược với thỏa thuận đó, chẳng phải là thất hứa hay sao?”
Trước bằng chứng mà hai người em đưa ra, anh cả Mã cuối cùng cũng chịu nhượng bộ. Ba người em trai cũng lùi một bước, đồng ý để anh cả lấy lại 80.000 tệ tiền chi phí xây dựng 60m² và 200.000 tệ tiền bồi thường thương tật. Số tiền còn lại là 870.000 tệ (khoảng 3 tỷ đồng), sẽ được chia đều cho bốn anh em.
Phản ứng dư luận: Ai đúng, ai sai?
Sự việc đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Có người bình luận rằng, anh cả thì nên được nhận 80% tài sản, nếu không có sự chăm sóc của ông thì những người em sao có được ngày hôm nay. Hơn nữa, căn nhà gốc vốn chỉ có 18m², lên được 60m² đều là công sức của anh cả, nên theo lí ông phải được phân phần nhiều.
Một số cư dân mạng cho rằng anh cả đã sai khi không tôn trọng thỏa thuận.
Ngược lại, có người bày tỏ: "Chia tài sản xong, tình thân tan vỡ! Mấy đứa em không thể nhường căn nhà này cho anh lớn được sao?"
Có thể nói, câu chuyện của gia đình này đã phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Nhiều gia đình vốn dĩ hòa thuận, nhưng sau khi phân chia tài sản lại xảy ra mâu thuẫn, rạn nứt tình thân.
Câu chuyện này cần được nhìn nhận với sự cảm thông và thấu hiểu. Bởi lẽ, "anh cả" của quá khứ và "anh cả" của hiện tại, cũng như các "em trai" đều phải có những thay đổi để chạy theo hiện thực cuộc sống.
Trước đây, mối quan hệ anh em thường chỉ gắn liền với lợi ích cá nhân. Nhưng ngày nay, mỗi người không chỉ đại diện cho bản thân mà còn mang trên vai trách nhiệm với cả một "gia đình riêng" phía sau. Kể cả các anh em dễ dàng nói chuyện với nhau, thì áp lực từ gia đình nhỏ của mỗi người cũng khiến mọi thứ trở nên khó xử hơn.
Vì thế, cách tốt nhất là đôi bên cần cân bằng giữa tình cảm và lợi ích. Khi tình còn, lợi còn, mọi thứ mới có thể trọn vẹn.
Theo Sohu
ĐSPL