MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cẩn trọng đón sóng phục hồi

Thị trường chốt phiên cuối tuần trong sắc xanh đánh dấu đợt hồi phục nối dài băng qua ba phiên hiếm hoi của VN-Index. (Ảnh minh họa)

Thị trường chốt phiên cuối tuần trong sắc xanh đánh dấu đợt hồi phục nối dài băng qua ba phiên hiếm hoi của VN-Index. (Ảnh minh họa)

Chứng khoán Việt Nam có thể sẽ có nhịp phục hồi sau cơn hoảng loạn.

Cẩn trọng đón sóng phục hồi - Ảnh 1.

VN-Index có thời điểm giảm xuống dưới 1.000 điểm.

Có thể nói tình trạng hoảng loạn đã được đẩy lên cao trào, khiến mỗi phiên giảm từ 3-4% với hàng trăm mã giảm sàn, biến VN-Index trở thành chỉ số giảm mạnh nhất thế giới. VN-Index có thời điểm giảm xuống mốc 998 điểm.

Xét về đà giảm, đây là lần thứ 2 trong năm nay thị trường giảm mạnh, tương đồng với nhịp hồi tháng 4 cả về thời gian cũng như biên độ, khoảng 23%. Ở lần giảm trước, thị trường sau đó đã có nhịp hồi phục khoảng 13% từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6/2022. Rất có thể điều này sẽ lại diễn ra với điểm tựa là kết quả kinh doanh (KQKD) quý 3/2022. Và nếu cùng có mức hồi phục như vậy, VN-Index có thể quay lại 1.100 điểm.

Tuy nhiên, mức hồi phục mạnh của phiên 12/10 có thể sẽ khiến áp lực chốt lời nhanh chóng xuất hiện. Trên thực tế, NĐT mở vị thế mua mới chưa đủ mạnh, thay vào đó là hoạt động mua – bán lướt sóng. Vì thế, VN-Index chưa thể tiến nhanh đến mốc 1.100 điểm.

Thống kê cho thấy có rất nhiều cổ phiếu giảm 70%, thậm chí 90% từ đỉnh như CEO, DIG, L14... Số lượng cổ phiếu dưới mệnh giá, hoặc giá 1x chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó có nhiều cổ phiếu thuộc nhóm Bluechips. Với thị giá này, nhiều cổ phiếu hiện tương đối rẻ so với tiềm năng. Vì thế, những cổ phiếu này sẽ khó giảm sâu hơn nữa và điều này có thể là cơ sở để VN-Index trụ vững 1.000 điểm.

Để có thể có lời từ việc mua vào những cổ phiếu cho nhịp hồi phục tới đây, NĐT cần lưu ý mấy điểm sau:

Thứ nhất, sự hồi phục mạnh sẽ đến với những cổ phiếu giảm mạnh mà không có quá nhiều liên quan đến câu chuyện SCB hay VTP.

Thứ hai, cổ phiếu có định giá hấp dẫn và KQKD tích cực.

Thứ ba, NĐT vẫn sẽ tránh những cổ phiếu gặp nhiều rủi ro về vay nợ, KQKD kém, thuộc những ngành nghề như BĐS, ngành gỗ, xuất khẩu...

Theo Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên