MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Căng thẳng ở Ukraine đang ra sao mà Mỹ phải ra lệnh rút gia đình của các nhà ngoại giao ra khỏi Kiev?

24-01-2022 - 21:07 PM | Tài chính quốc tế

Căng thẳng ở Ukraine đang ra sao mà Mỹ phải ra lệnh rút gia đình của các nhà ngoại giao ra khỏi Kiev?

Mỹ đã ra lệnh cho thành viên của các gia đình tại đại sứ quán của họ tại Kiev rời đi "do mối đe dọa quân sự liên tục của Nga", báo hiệu một bước ngoặt hơn nữa trong cuộc đối đầu với Ukraine.

Trong khi Mỹ tiếp tục cảnh báo rằng Nga có thể gửi lực lượng vào Ukraine bất cứ lúc nào, tờ New York Times đưa tin rằng Tổng thống Joe Biden đang xem xét triển khai việc đưa quân đội đến Đông Âu và Baltic. Căng thẳng diễn ra sau các cuộc đàm phán Mỹ-Nga vào tuần trước đã không mở ra một con đường thuyết phục để chấm dứt bế tắc này.

"Có thông tin rằng Nga đang lên kế hoạch cho những hành động quân sự quan trọng chống lại Ukraine", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một buổi tham vấn vào ngày Chủ nhật. "Các điều kiện an ninh, đặc biệt là dọc theo biên giới Ukraine, ở Crimea do Nga chiếm đóng và ở miền đông Ukraine do Nga kiểm soát là không thể dự đoán trước và có thể xấu đi".

Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, những người chấp nhận phỏng vấn với điều kiện được giấu tên, cho biết trong cuộc nói chuyện với các phóng viên vào hôm Chủ nhật, rằng các hành động phản ánh lập trường, quan điểm của Mỹ là Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể phát động một cuộc xâm lược bất cứ lúc nào. Họ nói rằng quyết định vào ngày Chủ nhật sẽ không thay đổi hay làm giảm sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine và đại sứ quán ở Kiev sẽ tiếp tục hoạt động.

Tờ New York Times đưa tin, Ông Biden đang dự tính đưa quân đội tới Đông Âu và vùng Baltic, đồng thời cân nhắc gửi tàu chiến và máy bay tới các đồng minh NATO. Theo báo cáo, họ có thể gửi 1.000 đến 5.000 binh sĩ đến Đông Âu, con số này có thể được tăng gấp 10 lần nếu cần thiết.

Các quan chức Mỹ đã trả lời các câu hỏi một cách không rõ ràng về việc rút người thân các nhà ngoại giao khỏi Keiv và các câu hỏi về nguy cơ xảy ra một cuộc xâm lược từ nước láng giềng Belarus, nơi Nga đã gửi quân đội và thiết giáp đến trong vòng vài dặm từ biên giới Ukraine cho cuộc tập trận quân sự chung bắt đầu từ ngày 10/2.

Mỹ đã lưu ý đến các cuộc tập trận của Belarus và vẫn giữ quan điểm rằng tình hình chung có thể thay đổi và xấu đi nhanh chóng, các quan chức cho biết. Họ không biết liệu ông Putin có quyết định đưa quân vào Ukraine hay không.

Họ cũng khuyến cáo công dân Mỹ ở Ukraine cân nhắc việc rời khỏi đất nước bằng cách lựa chọn sử dụng dịch vụ du lịch thương mại hoặc tư nhân khác. Công dân Mỹ, đặc biệt là những người có kế hoạch ở lại Ukraine, đã được yêu cầu đăng ký với Bộ Ngoại giao.

Khi được hỏi trước đó vào Chủ nhật về khả năng đưa gia đình của các nhà ngoại giao về nước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết chính quyền Biden đang "theo dõi sát sao, từng giờ và chắc chắn từng ngày" liệu Kiev có còn an toàn hay không.

Trừng phạt Nga

Ông Blinken bác bỏ áp lực phải ngay lập tức việc đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì sự tăng cường quân sự của nước này, và nói rằng nó sẽ hạn chế các lựa chọn của phương Tây trong tương lai.

Ông cho biết Mỹ đã tập trung với các đồng minh châu Âu vào việc cho Moscow thấy những "hậu quả lớn" mà Nga sẽ phải đối mặt nhằm ngăn cản ông Putin đưa lực lượng vào Ukraine và để ngỏ cánh cửa ngoại giao.

"Mục đích của các biện pháp trừng phạt đó là để ngăn chặn sự xâm lược của Nga, vì vậy nếu sử dụng cách đó ngay bây giờ sẽ mất đi tác dụng răn đe", ông nói trong chương trình "State of the Union" của CNN.

Ông cho biết Mỹ  đang dõi theo một cảnh báo của Vương quốc Anh đưa ra, cho rằng Nga đang âm mưu thành lập một chính phủ thân Nga ở Ukraine.

"Chúng tôi đã lo ngại cũng như cảnh báo về những chiến thuật này trong nhiều tuần", ông nói trong chương trình "Meet the Press" của NBC.

Các quan chức Mỹ từ chối cung cấp thông tin về việc ước tính có bao nhiêu người Mỹ ở Ukraine, hoặc có bao nhiêu thành viên gia đình bị ảnh hưởng bởi lệnh rời đi.

Phó Đô đốc Hải quân Đức từ chức sau phát ngôn bênh ông Putin

Phó Đô đốc Hải quân Đức Kay-Achim Schonbach đã từ chức sau khi phát biểu tại một sự kiện ở Delhi, ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Ukraine và đặt câu hỏi về lý do gia nhập NATO của Ukraine. Quan điểm đó đã gây ra một cuộc tranh cãi ở châu Âu.

Một số quốc gia châu Âu bày tỏ sự không hài lòng về phát biểu của ông Schonbach vào ngày thứ Bảy vừa qua, thậm chí Bộ Ngoại giao Ukraine cũng nêu lên vấn đề này với Đức.

Bộ Quốc phòng Đức đã giải quyết vấn đề này với ông Schonbach. Bản thân ông đã cố gắng xoa dịu dư luận bằng cách tuyên bố rằng những bình luận này được đưa ra dưới góc độ cá nhân và thừa nhận sai lầm của mình, rồi từ chức ngay sau đó vào tối thứ Bảy.

Chính phủ Đức khẳng định không liên quan đến những bình luận của ông Schonbach. "Nội dung cũng như cách lựa chọn từ ngữ của các tuyên bố ấy không phải quan điểm của Bộ Quốc phòng Liên bang", một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Đức trả lời đài truyền hình ZDF của Đức.

Tuy nhiên, Đức cũng đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine hoặc cho phép một số quốc gia sử dụng lãnh thổ của mình để cung cấp vũ khí cho Ukraine.

https://cafef.vn/cang-thang-o-ukraine-dang-ra-sao-ma-my-phai-ra-lenh-rut-gia-dinh-cua-cac-nha-ngoai-giao-ra-khoi-kiev-20220124210742184.chn

Minh Phương

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên