MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Vì sao không thể xóa bỏ toàn cầu hóa?

21-04-2018 - 10:13 AM | Tài chính quốc tế

Một cuộc chiến thương mại nếu thực sự nổ ra sẽ còn gây tác động nặng nề hơn tới một số ngành công nghiệp cốt lõi vốn đang là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, bao gồm năng lượng, công nghệ, và sản xuất ô tô.

Theo John Mothersole, Giám đốc nghiên cứu các chuỗi cung ứng của HIS Markit, nhận định trong lĩnh vực năng lượng, thuế thép đang đe dọa và làm chậm lại tiến độ mà các nhà khai thác ở Mỹ đã đề ra trước đó. Các công ty năng lượng sử dụng thép chuyên dụng từ các nhà máy ở Nhật Bản – mặt hàng sẽ bị áp thuế - để sản xuất các loại van và đường ống được sử dụng trong khoan dầu và khí tự nhiên. Nhưng một số nhà phân tích vẫn còn nghi ngờ liệu thuế quan có gây ra những thiệt hại tài chính đáng kể cho nhiều công ty năng lượng hay không. Chẳng hạn, ông Christine Cho – chuyên gia phân tích tại Barclay – chỉ cho rằng thiệt hại nếu có sẽ là rất nhỏ.

Các ngành chủ chốt bị tổn thương nặng nề

Các công ty sản xuất ô tô là trung tâm của sự đối đầu thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tháng trước, các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs ước tính rằng thuế thép có thể làm giảm thu nhập của Ford Motor và General Motors tổng cộng khoảng 1 tỷ USD nếu giá thép bị áp mức như đề xuất. Đồng thời, ông Mothersole cũng ước tính giá mỗi chiếc xe hơi sẽ tăng trung bình 140 USD. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đặc biệt phức tạp liên quan đến ngành công nghiệp ô tô có thể kết thúc vào cuối năm nay với nhiều kết quả tích cực hơn liên quan đến thuế suất.

Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông sẽ cắt giảm 25% thuế nhập khẩu ô tô vào nước này. Điều này có thể mở cửa trở lại cho các sản phẩm từ Mỹ. Tuy nhiên, tham vọng của ông Tập đối với ngành ô tô là vô cùng lớn bất kể Trung Quốc có áp thuế hay không. Trong 10 năm tới, rất có thể người dân nước này sẽ mua ô tô từ một thương hiệu trong nước hơn là từ Ford hay Toyota.

Ông Robert Horrocks, Giám đốc đầu tư của Matthews Asia nói rằng điều này gần như đã được xác định từ lâu. Trung Quốc đã hợp tác thành công với các công ty Hoa Kỳ để chuyển từ sản xuất những chiếc xe hơi xấu xí từ thời Cộng sản sang các sản phẩm vận hành hiệu quả hơn.

Vi mạch điện tử

Đối với các sản phẩm vi mạch điện tử, hiện vẫn chưa có các sắc thuế bảo hộ từ hai quốc gia. Tuy nhiên, nhiều thành phần của những máy móc dùng để sản xuất những con chip này có thể bị đánh thuế, qua đó dán tiếp tác động tới lợi thế cạnh tranh đối với những sản phẩm công nghệ sản xuất từ Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ.

Christopher Caso, nhà phân tích của Raymond James, đã vạch ra một kịch bản xấu và khá chắc chắn cho ngành công nghiệp sản xuất chip điện tử. Nếu Trung Quốc áp thuế bảo hộ cho tất cả các bộ phận của con chip khẩu khẩu vào Trung Quốc từ Mỹ, các công ty Trung Quốc lắp ráp những sản phẩm công nghệ, chẳng hạn như Foxxcon lắp ráp iPhone, sẽ bị ảnh hưởng. Các nhà sản xuất chất bán dẫn cũng bị tác động. Và các công ty sản xuất theo hợp đồng đối với các con chip như vậy, chẳng hạn như Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing – TSM) cũng sẽ bị tác động. Tất cả những điều này sẽ chỉ làm cho iPhone trở nên đắt hơn.

Tuy nhiên, Cason cho rằng những kết quả cực đoan nhất thường không xảy ra.

Không thể xóa bỏ toàn cầu hóa

Thật vậy, ngay cả khi một vài nhà lãnh đạo có xu hướng phản bác ý tưởng về toàn cầu hóa, các hoạt động thương mại vẫn không thể nào biến mất trên thế giới. Đương nhiên việc trào lưu bảo hộ trở nên mạnh mẽ sẽ khiến cho dòng chảy hàng hóa phải có những điều chỉnh nhất định. Năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến tuyến đường sắt hơn 7.500 dặm nối Trung Quốc với London đi vào hoạt động. Đây là tuyến đường sắt dài nhất trên thế giới.

Chuyên gia Mothersole của HIS Markit đã nói "Chúng ta đã xây dựng sự hội nhập và các chuỗi cung ứng toàn cầu trong hơn 20 năm qua. Các chuỗi cung ứng này hiện tại được gắn kết chặt chẽ. Vì vậy, sẽ rất khó khăn nếu ai đó muốn gỡ bỏ chúng".

Quang Huân

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên