Căng thẳng Ukraine bước vào tuần "quyết định", thế giới căng mình hóng tin
Trong khi phía Mỹ liên tiếp cho rằng Nga sắp tấn công Ukraine mà không đưa ra phản ứng, Tổng thống Vladimir Putin thì cáo buộc Mỹ không đáp ứng những yêu cầu của ông.
- 13-02-2022[eMagazine] Toàn cảnh căng thẳng leo thang từng ngày ở biên giới Ukraine
- 13-02-2022Kịch bản chiến tranh hạt nhân từ căng thẳng Nga – Ukraine
- 13-02-2022Mỹ tung chiến lược nóng hổi: Giữa lúc căng thẳng ở Ukraine, vẫn cần "khóa tay" Trung Quốc
- 13-02-2022Lý do Mỹ vẫn bỏ trống vị trí đại sứ tại Ukraine dù căng thẳng với Nga leo thang
- 13-02-2022Trong khi Mỹ liên tiếp cảnh báo xung đột, Tổng thống Ukraine đề nghị "cung cấp bằng chứng" và nhắc nhở "đừng gây hoảng loạn"
Chính bởi lẽ đó, tuần này trở thành tâm điểm với những người theo dõi tình hình Ukraine. Ngay cuối tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã nói rằng Nga sẽ tấn công Ukraine sớm hơn, ngay cả khi chưa kết thúc Thế vận hội, đang diễn ra ở Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ và các đồng minh gây sức ép để Tổng thống Putin rút quân tập trung gần biên giới Ukraine. Tuy nhiên, một loạt các biện pháp ngoại giao, bao gồm cả các cuộc hội đàm song phương với Tổng thống Nga, đều không tạo ra sự đột phá.
Ngay cả cuộc đàm phán giữa ông Tổng thống Vladimir Putin với người đồng cấp Mỹ Joe Biden cũng chỉ kéo dài được hơn 1 giờ, nơi mà cả 2 nhà lãnh đạo lặp lại lập trường của họ. Không có sự tiến bộ rõ rệt nào được ghi nhận. Trong khi đó, bất chấp những cáo buộc của Mỹ, Nga đã nhiều lần bác bỏ kế hoạch xâm lược nước láng giềng và cáo buộc Mỹ gây ra hỗn loạn.
Trước đây, Mỹ cho rằng Nga có thể phát động một cuộc tấn công vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, Cố vấn An ninh Nhà Trắng Jake Sullivan đã "quay xe" khi nói rằng Nga có thể tấn công bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, ông Sullivan vẫn nói rằng phương án Ngoại giao vẫn có thể phát huy hiệu quả.
Về phần mình, ông Yuri Ushakov, Cố vấn đối ngoại của Điện Kremlin, cho biết cuộc trao đổi cuối tuần trước diễn ra trong một bầu không khí "cuồng loạn chưa từng có" của các quan chức Mỹ về cuộc xâm lược được cho là sắp xảy ra tại Ukraine.
Có rất ít bình luận mới từ Điện Kremlin những ngày qua. Bộ Ngoại giao Nga thì cáo buộc Mỹ bị "rối loạn tâm thần quân sự" khi rút các quan sát viên của họ trong nhóm OSCE theo dõi thỏa thuận ngừng bắn ở vùng Donbas của Ukraine.
Tổng thống Nga cũng chưa có phản hồi chính thức với đề xuất của Mỹ về an ninh châu Âu, dù một quan chức Mỹ cho rằng sẽ sớm có hồi âm. Những đề xuất của Mỹ được đưa ra sau khi Moscow yêu cầu NATO đảm bảo không kết nạp Ukraine cũng như rút lại sự hiện diện của họ ở Đông Âu.
Hiện tại, Nga và Belarus đang tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn. Đây là quốc gia có chung biên giới với Ukraine. Cuộc tập trận này dự kiến kết thúc vào 20/2 và Moscow cho biết binh sĩ của họ sau đó sẽ trở về căn cứ.
Trong vài tháng qua, Mỹ liên tiếp cảnh báo việc Nga gia tăng hiện diện quân sự ở biên giới với Ukraine nhưng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào. Trong khi đó, phía Ukraine cũng cho biết những thông tin về chiến dịch quân sự của Nga đang gây hoang mang ở Ukraine.
Về phần mình, Mỹ khẳng định sẽ đáp trả dứt khoát trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine. Hiện tại, vũ khí và khí tài quân sự liên tiếp được phương Tây đưa tới Kiev. Tuy nhiên, khả năng NATO đưa quan tới hỗ trợ Ukraine là hoàn toàn không thể xảy ra. Thay vào đó, chỉ các biện pháp trừng phạt kinh tế là khả thi nhằm chống lại Nga.