Cảnh báo chiêu trò lừa đăng bài để chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội
Tình trạng lừa đảo trực tuyến diễn ra ngày càng phức tạp trên môi trường số, các mạng xã hội được xem là nơi mà nhiều đối tượng tìm kiếm nạn nhân để tiến hành lừa đảo.
- 29-08-2023Ván cược của Tiki trong cuộc chiến TMĐT: Dồn lực vào chính mô hình "tự thân vận động" bị cho là điểm yếu
- 29-08-2023Pin điện thoại còn bao nhiêu phần trăm thì nên cắm sạc?
- 29-08-2023YouTube ra mắt tính năng tìm bài hát qua giai điệu
Thời gian gần đây, nhiều người dùng cho biết gặp phải chiêu trò mới của các đối tượng lừ đảo nhằm đánh cắp tài khoản mạng xã hội. Mục tiêu của đói tượng lừa đảo thường là các quản trị viên của những fanpage hoặc hội nhóm sở hữu số lượng thành viên đông đảo.
Thông qua ứng dụng nhắn tin Messenger hoặc Zalo, đối tượng lừa đảo sẽ tiệp cận nạn nhân và đề nghị thuê đăng bài viết quảng cáo trên fanpage hoặc hội nhóm với mức giá hấp dẫn. Khi được hỏi về nội dung cần đăng bài quảng cáo, đối tượng lừa đảo sẽ gửi cho nạn nhân một tệp tin với đuôi ".rar" hoặc ".zip". Thực chất đây là những tệp tin dạng nén có chứa mã độc.
Ngay khi nạn nhân tải xuống tệp tin và tiến hành giải nén, mã độc sẽ lập tức tấn công máy tính và đánh cắp toàn bộ dữ liệu trên các trình duyệt, bao gồm cookies, mật khẩu và nhiều thông tin khác của nạn nhân.
Từ những thông tin lấy được, đối tượng lừa đảo có thể đánh cắp tài khoản Facebook của người dùng và chiếm đoạt fanpage, hội nhóm mà tài khoản đó đang nắm quyền quản trị.
Theo các chuyên gia bảo mật, người dùng cần tuyệt đối cảnh giác khi nhận các tệp tin có đuôi ".rar" hoặc ".zip" được gửi từ những tài khoản lạ. Ngoài ra, người dùng cũng cần chủ động thiết lập bảo mật hai lớp để tăng cường bảo mật cho tài khoản mạng xã hội của mình.
Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 64,78% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 37,82% so với 6 tháng cuối năm 2022.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.
Đối với mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ xấu thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản. Trong đó, người cao tuổi thường gặp 15 hình thức lừa đảo thường xuyên; trẻ em với 3 hình thức dẫn dụ trên mạng; sinh viên/thanh niên với 13 hình thức; các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng bị dẫn dụ với 19 hình thức lừa đảo…
Các đối tượng lừa đảo đã tận dụng được các tiện ích, công nghệ hiện đại để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi, hiệu quả, ngày càng giống thật, khiến người dùng khó nhận diện hơn.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn là do người dân vẫn chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin cho rằng, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.
VTV