Cảnh giác trước hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng, không điều trị kịp thời có thể gây bại liệt
Tình trạng ngồi sai tư thế, ngồi lâu tại một chỗ và ít vận động khi làm việc là những yếu tố góp phần đẩy nhanh hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng.
- 29-07-2020Bé gái mới 5 tuổi đã bị thoái hóa đốt sống cổ và không thể đi lại bình thường, nguyên nhân đến từ thói quen chiều chuộng con nhỏ mà nhiều bố mẹ mắc phải
- 29-06-2019Có những dấu hiệu này nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ và học cách bác sĩ chia sẻ để có đốt sống cổ khỏe mạnh
- 16-05-2019Có những dấu hiệu này nghĩ ngay đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ và học cách bác sĩ chia sẻ để có đốt sống cổ khỏe mạnh
Khi phải ngồi làm việc liên tục nhiều giờ cộng với thói quen ngồi làm việc sai tư thế của dân văn phòng sẽ trở thành nguyên nhân chính ảnh hưởng tới đốt sống cổ và gây ra tình trạng thoái hóa.
Không những thế, khi xương khớp bị thoái hóa thì nguy cơ loãng xương cũng tăng lên. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng?
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng
Khi phải ngồi làm việc trước máy tính nhiều giờ đồng hồ, đây được biết là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng.
Thực tế, quá trình thoái hóa cột sống được biết là quá trình tự nhiên và không thể tránh khỏi khi tuổi tác của con người tăng lên. Bệnh thoái hóa cột sống tiến triển một cách âm thầm và thường xảy ra ở các nhóm trung niên từ 40 đến 50 tuổi.
Ngồi làm việc không đúng tư thế là nguyên nhân gây tình trạng đau đốt sống cổ - Ảnh Internet
Tuy nhiên, hiện nay khi dân văn phòng phải làm việc trước máy tính với thời gian dài từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, tình trạng thoái hóa cột sống cổ đang có xu hướng bị trẻ hóa.
Ngoài thói quen ngồi máy tính làm việc kéo dài thì một vài thói quen không khoa học khác cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng như: ít vận động, chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ
Nắm rõ các biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ giúp dân văn phòng hiểu rõ hơn về bệnh và tự kiểm tra xem liệu bản thân có đang mắc bệnh hay không.
- Các dấu hiệu của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ban đầu xảy ra, người bệnh cảm thấy đau mỏi, cứng ở cổ. Sau đó, tình trạng cứng cổ, không quay được cổ và đau tăng dần lên.
- Kèm theo đó là đau đầu quanh vùng thái dương, trán và 2 hố mắt xuất hiện vào buổi sáng.
- Theo thời gian, tình hình bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ tiến triển nặng hơn và cơn đau còn có thể lan đến đỉnh đầu gây ra nhiều hiện tượng khác như đau vai, tê tay,...
- Xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc bị đau cổ khi thời tiết thay đổi.
Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng có nguy hiểm không?
Tình trạng thoái hóa cột sống ở cổ có thể gây ra nhiều triệu chứng như đau cổ, bị cứng cổ hoặc gặp phải các khó khăn trong hoạt động xoay cổ.
Không những thế, nếu để kéo dài tình trạng bệnh tiến triển nặng, cơn đau còn có thể lan đến đỉnh đầu và gây ra cảm giác tê tay hoặc mất cảm giác ngón tay.
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không kịp thời điều trị có thể gây nguy hiểm - Ảnh Internet
Do đó, nếu không nhận điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng thoái hóa cột sống nguy hiểm như: yếu tứ chi, gây rối loạn thần kinh thực vật và thậm chí các trường hợp nặng còn có thể gây bại liệt.
Trong khi đó, đa số dân văn phòng trẻ tuổi đều khá lơ là trước việc chăm sóc sức khỏe cột sống. Chỉ đến khi xuất hiện các cơn đau, người bệnh mới bắt đầu lo lắng và tìm đến bác sĩ hoặc tự ý sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn vô cùng nguy hiểm.
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ co dân văn phòng bằng cách nào?
Vì thoái hóa đốt sống cổ là bệnh tương đối nguy hiểm, không chỉ gây ra đau ảnh hưởng đến cuộc sống, khả năng làm việc của dân văn phòng mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nếu không kịp thời chữa trị.
Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ vô cùng cần thiết. Một vài biện pháp phòng ngừa như sau:
- Giữ thế ngồi đúng, ngồi thẳng lưng khi làm việc.
- Ghế và bàn làm việc cần có độ cao thích hợp.
- Không nên để màn hình máy tính ở quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
- Không làm việc thời gian dài liên tục, sau 1 đến 2 tiếng cần massage cổ, thực hiện các hoạt động khớp để tránh bị cứng khớp.
Thường xuyên chuyển mình, tránh tình trạng vẹo cổ - Ảnh Internet
- Giữ tinh thần làm việc, tránh bị stress.
- Nên thường xuyên chuyển mình, tránh tình trạng vẹo cổ.
- Không làm việc quá sức.
- Không nên mang vác hoặc gánh nặng quá nhiều.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá vì nicotin có trong thuốc lá làm ức chế khả năng hấp thu dinh dưỡng của xương, khớp.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý.
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
Vì vậy, để phòng ngừa hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ ở dân văn phòng hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát cơn đau thì giới trẻ cần thay đổi một vài thói quen khi làm việc tại văn phòng và cần tự điều chỉnh tư thế làm việc phù hợp hằng ngày.
Trí thức trẻ