"Cao thủ" EQ đều không nói 4 lời này, nhờ vậy mới dễ dàng chinh phục lòng người, xây dựng quan hệ bền vững
Thay vì dành thời gian và sức lực đi ngồi lê đôi mách, người thông minh thật sự thường tập trung hoàn thiện bản thân, tiến bộ từng ngày.
- 13-04-2022Mua nhà đã khó, thuê nhà ở quốc gia châu Á này cần đến cả may rủi, có người ròng rã 6 tháng trời mới tìm được chỗ thuê
- 13-04-2022Những ông bố “cực phẩm” của các Á hậu Việt qua các năm: Phong độ, thần thái bất chấp tuổi tác, cùng yêu thương con hết mực nhưng không hề nuông chiều
- 14-04-2022Sau 50 tuổi HIỂU 3 ĐIỀU sau đây, lợi ích còn lớn hơn cả tiền tài vật chất: Đời người hữu hạn, biết sớm sẽ tốt cho bản thân
Người sở hữu trí tuệ cảm xúc vượt trội đa phần đều rất thông minh trong ứng xử và giao tiếp hằng ngày. Vì có năng lực nắm bắt lòng người nên họ có thể hành xử hợp tình hợp lý, vừa ý đối phương, khiến mối quan hệ trở nên hòa hảo hơn.
Trên đời này, không phải ai cũng thấu hiểu được nghệ thuật giao tiếp, nhưng người có EQ cao lại giỏi trong phương diện này.
Để duy trì các mối quan hệ và không làm mất lòng bất kỳ ai, người có EQ cao sẽ không nói 4 điều sau đây:
1. Không nói lời thẳng thừng
Người thích nói chuyện thẳng thừng đến cộc lốc rất dễ làm người khác bị tổn thương. Ai trong chúng ta cũng đều có lòng tự tôn và hư vinh, nếu nói chuyện mà không biết phân nặng nhẹ, đúng nơi đúng chỗ, không nghĩ đến cảm nhận của đối phương, thì rất dễ phát sinh mâu thuẫn, quan hệ tan vỡ.
Giao tiếp với người khác, điều quan trọng nhất là phải khiến người khác thấm nhuần câu từ của bạn nói ra. Lời chân thành, giá trị đến mấy mà đối phương không thể nghe lọt tai thì xem như bỏ đi.
Lời nói uyển chuyển không chỉ thể hiện tự tôn trọng với người khác, cho họ con đường lui, làm ổn định cảm xúc của đối phương, giúp cuộc hội thoại vẫn có thể tiếp tục.
2. Không nói lời bâng quơ, vô nghĩa
Chúng ta đều rất ghét người thích nói bâng quơ bóng gió, nói bậy nói bạ sau lưng người khác.
Nếu rảnh rỗi, bạn nên làm những việc có ích hơn, cố gắng đừng nói chuyện vô nghĩa, vừa lãng phí thời gian vừa không có bất kỳ giá trị nào với bản thân lẫn người nghe. Thích ngồi lê đôi mách, không cẩn thận lọt vào tai người khác thì mọi chuyện lại trở nên phức tạp hơn, gây xào xáo nội bộ, mất tình nghĩa.
Thay vì dành thời gian và sức lực đi ngồi lê đôi mách, người thông minh thật sự thường tập trung hoàn thiện bản thân, tiến bộ từng ngày.
3. Không than ngắn thở dài, nói những lời tiêu cực
Than oán có thể được liệt vào những việc vô dụng nhất trên thế giới này, không có bất kỳ tác dụng nào đối với việc giải quyết vấn đề.
Chẳng ai nguyện lòng ngồi nghe bạn than thân trách phận, ngay cả bản thân bạn cũng như vậy. Than ngắn thở dài không giúp tâm tình chúng ta tốt lên, mà chỉ ngày một trầm trọng hơn, khiến bạn rơi vào hố sâu tiêu cực, từ đó khó tìm được cách giải thoát.
Người thích than oán cũng đồng nghĩa với việc khả năng chịu đựng áp lực cuộc sống kém hơn người bình thường rất nhiều. Liên tục than oán dễ khiến bạn phụ thuộc vào những nguyên nhân không khách quan, trở thành kẻ yếu đuối không biết tìm cách giải quyết những vấn đề phát sinh. Nghiêm trọng hơn, nếu than oán trở thành thói quen thì cuộc sống khó lòng tìm thấy hạnh phúc, mất bạn mất bè, cuối cùng nảy sinh những tư tưởng cực đoan nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, hãy ngừng việc than thân trách phận lại, cố gắng tìm kiếm nguyên nhân thất bại để sửa chữa, học cách tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong những điều nhỏ nhặt của cuộc sống. Cuộc sống là phải có ý nghĩa, hãy sống sao khi bạn ngoảnh đầu lại sẽ không cảm thấy hối hận với những gì đã trải qua.
4. Không nói chuyện “đao to búa lớn”, vô giá trị
Nói chuyện hống hách, không xem ai ra gì, dễ khiến người khác ghét bỏ. Trong miệng thốt ra những lời to tát nhưng không thể thực hiện được, cuối cùng hoàn toàn mất hết niềm tin từ đối phương.
Lời “đao to búa lớn” hầu hết đều là những câu nói giả dối, không có giá trị, tất cả chỉ vì lòng hư vinh phù phiếm với những chuyện nhỏ nhặt. Người thích nói những lời này chắc chắn tự làm hại chính mình, khiến độ tin cậy của bản thân bị tổn hại, bạn bè xa lánh.
Làm người hay nói chuyện cũng vậy, đều không nên nói chuyện vượt quá năng lực của bản thân, mà phải thận trọng, khiêm tốn.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc