MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang gặp khó nguồn vốn, liệu có thông tuyến vào năm 2020?

13-06-2019 - 14:18 PM | Bất động sản

Đại diện UBND tỉnh Tiền Giang xác định, tỉnh sẽ làm việc với doanh nghiệp dự án (DNDA) cùng tháo gỡ các vướng mắc theo các mốc công việc cụ thể để cùng giải quyết, bảo đảm thông tuyến cao tốc vào năm 2020.

Được biết, hiện NĐT đã ứng ra gần 2.300 tỉ đồng, UBND tỉnh Tiền Giang cũng ứng trước gần 200 tỉ đồng để triển khai thực hiện dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Mới đây, tại ĐHCĐ của Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định, mặc dù trong lúc ngân sách đang rất khó khăn nhưng Chính phủ đã trình Quốc hội bổ sung 2.618 tỉ đồng vốn NSNN hỗ trợ cho dự án. Hiện Quốc hội đang rất quan tâm đến tiến độ của dự án.

Đại diện UBND tỉnh Tiền Giang cũng xác định, trên cơ sở tiến độ và các giải pháp kỹ thuật bảo đảm thông tuyến vào năm 2020, tỉnh sẽ làm việc với DNDA cùng tháo gỡ các vướng mắc theo các mốc công việc cụ thể để cùng giải quyết, bảo đảm thông tuyến như thời hạn Thường trực Chính phủ đã kết luận.

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang gặp khó nguồn vốn, liệu có thông tuyến vào năm 2020? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, DN cũng chỉ ra những khó khăn vướng mắc thực tế đang có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án. Đó là vốn ngân sách hỗ trợ dự án đã được Chính phủ đồng ý hỗ trợ 2.186 tỉ đồng nhưng vẫn đang chờ Quốc hội thông qua, chưa ghi vốn chính thức, chưa rõ thời điểm giải ngân; vốn vay tín dụng trên cơ sở xem xét và thẩm định song hành.

Trong khi đó, các tổ chức tín dụng (mà Viettinbank là ngân hàng đầu mối) yêu cầu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư lên đến 30% (cao hơn nhiều so với quy định Nhà nước) và chưa tháo gỡ được các vướng mắc hợp đồng tín dụng đã ký, không cho vay phần thuế VAT… Các vướng mắc này dẫn đến có khả năng sẽ khó thu xếp được vốn tín dụng cho dự án.

Theo đại diện DN, hiện nay với những diễn biến khó khăn về nguồn vốn thì dù với nhiều nỗ lực cũng sẽ không thể chịu nổi sức ép về nhu cầu vốn, thi công sẽ tiếp tục bế tắc như hiện nay. DNDA cho biết, tính từ ngày dự án khởi động trở lại cuối tháng 3/2019 đến nay, khối lượng thi công dự án đã tăng 7% (từ 15% lên 22% tổng khối lượng dự án).

Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận được thực hiện theo hình thức BOT, có tổng chiều dài 51,1km. Điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP HCM - Trung Lương), điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Dự án có tổng mức đầu tư phê duyệt năm 2014 là 14.678 tỉ đồng và năm 2017 được điều chỉnh là 9.668 tỉ đồng.

Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên