Câu chuyện đầy cảm phục về nữ phóng viên ảnh kỳ diệu, bất chấp tử thần để cứu sống hàng nghìn nạn nhân từ chiến tranh
Nelly Ating, một phóng viên ảnh kiêm nhà hoạt động tình nguyện từng phải "chết đi sống lại" khi hoạt động trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc chiến tranh khủng bố tại Nigeria.
- 01-08-2019Dành nhiều năm tìm hiểu về các triệu phú, nhà nghiên cứu chỉ ra 10 cách giúp nuôi dạy con trở thành người giàu có: Cha mẹ nào cũng cần phải thử!
- 31-07-2019Vào thời điểm thất bại nhất, học theo Jack Ma ghi nhớ 4 điều, sớm muộn cũng có ngày phá kén thành bướm, vươn mình hóa rồng
- 31-07-2019"Anh mãi chỉ là một thằng dọn vệ sinh": Từng bỏ học, đi tù, người đàn ông này vẫn trở thành CEO của 3.000 nhân viên sau lời miệt thị của bạn gái cũ
"Tôi chỉ chờ chết"
Nelly Ating chia sẻ cô đã chịu đau đớn suốt nhiều tháng, đi khám hết qua nhiều bác sĩ mà vẫn không thể biết chính xác mình đang mắc phải căn bệnh bí ẩn gì. Cô thậm chí còn tuyệt vọng: "Tôi chỉ chờ chết."
"Người thì bảo ho gà, người khác thì đoán thương hàn. Trong suốt sáu tháng, không ai biết chính xác tôi bị gì. Tôi rơi vào trầm cảm, đã có lúc vì quá đau đớn, tôi từ bỏ và chỉ chờ tới lúc chết."
Căn bệnh cô mắc phải là lao.
Nelly Ating - nữ phóng viên ảnh đang hoạt động tại vùng chiến sự của Nigeria
Ating không tự nhiên mắc bệnh. Trước đó, nữ phóng viên đã dành nhiều tháng trời tại vùng Đông Bắc Nigeria để giúp đỡ, cũng như thu thập tài liệu về những nạn nhân của cuộc chiến tranh chống lại tổ chức khủng bố Boko Haram kéo dài hơn 10 năm.
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ĐH Mỹ Nigeria (AUN) chuyên ngành báo in, Ating đến bang Adamawa - khi ấy là một trong những khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất từ chiến tranh tại Nigeria. Cô tham gia API (tổ chức Sáng kiến Hòa bình Adamawa), một tổ chức phi lợi nhuận do AUN thành lập năm 2012, nhằm đào đạo và hỗ trợ người có nguy cơ bị bắt làm lính cho những kẻ khủng bố.
Nạn nhân của cuộc chiến tranh
"Tôi tham gia tổ chức ngay vào thời điểm chiến tranh đang diễn ra khốc liệt. Tổ chức đang cố gắng thúc đẩy hòa bình tại khu vực này," - Ating chia sẻ.
Trong suốt cuộc khủng hoảng, Ating và nhóm API là những người đầu tiên dang tay đón nhận nhóm người di cư tới Yola, thủ đô của bang Adamawa. Trong khi các cuộc tấn công bạo lực vẫn xảy ra thường xuyên tại Adamawa, Ating vẫn đến thăm các trại người di cư và các trạm chăm sóc người ốm – nơi dịch bệnh tràn lan – nhằm ghi lại câu chuyện và hình ảnh của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng.
Cô thường xuyên tiếp cận, giúp đỡ họ và chăm sóc bệnh nhân. Đây cũng chính nguyên nhân khiến cô mắc phải căn bệnh lao quái ác đã hành hạ cô suốt nhiều tháng liền.
Ở hiền gặp lành, hành trình lại tiếp tục với những mảnh đời bị lãng quên
Lao là một loại bệnh truyền nhiễm, gây ra do nhiễm phải một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể, ảnh hưởng đến phổi, xương và đôi khi là cả hệ thần kinh.
Nhưng khi gần như đã tuyệt vọng với bệnh tật, may mắn đã mỉm cười với người có lòng tốt. Cô đã gặp được một bác sĩ ở Lagos chẩn đoán đúng bệnh - lúc này đang rất nguy kịch.
"Cô ấy kê đơn và bảo tôi phải cách ly trong vòng ba tuần," - Ating kể lại. Cô khỏi bệnh ít lâu sau đó.
Giờ đây, ở tuổi 30, Ating tiếp tục kể lại câu chuyện về những số phận gần như bị lãng quên ở Adamawa.
Trong một lần tác nghiệp, Ating tình cờ bắt gặp một người phụ nữ bị buộc phải cho con uống nước bẩn và ăn ngô sống. Từ đây, cô quyết định làm điều ý nghĩa hơn là chỉ đơn giản là chụp hình và ghi lại vài dòng mô tả.
"Tôi đã gặp một người phụ nữ vừa mới thoát khỏi cuộc chiến và đang lẩn trốn tại một nhà thờ. Chị bế theo một đứa bé 9 tháng tuổi, trông vô cùng thương tâm, và đã bế con đi bộ suốt từ Adamawa đến Cameroon trong nhiều ngày liền để đến được nơi an toàn." - Ating tâm sự.
"Chỉ nghĩ về đứa bé cùng tất cả những tổn thương mà mẹ con họ phải chịu thôi cũng đã khiến tôi rùng mình."
Nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa
Và chắc chắn hai mẹ con họ không phải là những người khốn khổ duy nhất nơi đây. Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột Boko Haram đã khiến hơn 500 nghìn người ở các quốc gia láng giềng như Chad, Niger và Cameroon phải rời bỏ quê hương, riêng Nigeria có khoảng hai triệu người.
Đau xót trước sự thật đó, Ating bắt đầu quyên góp tiền qua các phương tiện truyền thông để giúp đỡ những người sống sót từ cuộc chiến. Cô quyên được kha khá tiền từ bạn bè và cả người lạ trên Instagram và Facebook, rồi dùng tiền đó mua thức ăn sạch, tìm chỗ ở và có khi tìm được cả việc làm cho những người di cư.
Nhiều trẻ em mất cha mẹ do cuộc nổi loạn cũng được Ating giúp đỡ chi trả học phí. Cho đến nay, số lượng trẻ em được Ating giúp đỡ đến trường đã nhiều không thể kể xiết.
"Có khi tôi kêu gọi quyên góp để giúp đỡ chúng, cũng có khi tôi tự bỏ tiền túi ra để trả," - cô kể.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc tế UNICEF, Nigeria có số lượng trẻ em không được đi học cao nhất thế giới, lên đến 10,5 triệu em. Trong đó có rất nhiều em không thể cắp sách đến trường do ảnh hưởng của chiến tranh.
Ating chia sẻ cô cảm thấy rất đau xót khi thấy những đứa trẻ bị chiến tranh tước đoạt đi tương lai, và hy vọng có thể làm giảm đi con số đó bằng hành động nhỏ của cô.
Không chỉ kể lại câu chuyện về những nạn nhân khốn khổ của cuộc chiến, Ating còn đang thực hiện một cuốn sách về những người tiên phong lên tiếng giữa cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Adamawa.
"Kể chuyện đời họ là điều tôi nên làm," - Ating chia sẻ.
(Tham khảo: CNN)
Helino