MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất ngờ báo lãi, VietJetAir xem xét IPO

03-09-2013 - 10:56 AM |

Nội dung nổi bật:

Ước tính 7 tháng đầu năm nay, VietJetAirl đã có lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng. Hãng hàng không này dự định sẽ IPO trong vòng 18 - 42 tháng tới ở Singapore hoặc Hồng Kông.

Theo một chuyên gia, VietJetAir đã nâng thị phần ở thị trường nội địa lên 20% vào cuối tháng 8 năm nay. Thị phần của VietJet cũng đã vượt qua Jetstar Paciffic – thuộc quyền sở hữu của Vietnam Airlines, với thị phần 12%.



Công ty cổ phần hàng không VietJet (VietJetAir) - hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam còn bay - cho biết đang xem xét tiến hành chào bán cổ phần lầu đầu ra công chúng (IPO) để mở rộng quy mô sau khi bắt đầu kinh doanh có lãi từ năm nay.

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg cuối tuần trước, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành của VietJetAir cho biết, hãng hàng không giá rẻ này có thể tiến hành IPO trong vòng 18 tháng đến 42 tháng tới. Ước tính 7 tháng đầu năm nay, VietJetAirl đã có lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng, tức 5,7 triệu USD.

Ông Khánh cho biết thêm, khi bắt đầu kinh doanh, VietJetAir dự kiến sẽ mất khoảng 3 năm thua lỗ, tuy nhiên kết quả năm nay đã vượt quá mong đợi, công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi từ năm thứ 2 hoạt động. VietJetAirl có thể xem xét niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài. “Ở Việt Nam, thị trường dường như còn nhỏ bé. Chúng tôi có thể tính đến chuyện IPO ở Singapore hoặc Hồng Kông”, ông Khánh nói.

Thị phần rộng mở

Theo ông Brenda Sobia, chuyên gia phân tích của Trung tâm CAPA tại Singapore chuyên về ngành hàng không, VietJetAir đã nâng thị phần ở thị trường nội địa lên 20% vào cuối tháng 8 năm nay bằng việc mở thêm các đường bay mới. Thị phần của VietJet cũng đã vượt qua Jetstar Paciffic – một hãng hàng không giá rẻ khác thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) với thị phần 12%.

Cũng theo ông Sobia, đây là một bước tiến đáng kể của VietJetAir trong cuộc đua trên thị trường nội địa chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng quan trọng hơn hết, hãng đã giành được 20% thị phần bằng cách giải tốt bài toán giữa doanh thu và chi phí mà các hãng hàng không trước không làm được nên bị thất bại.

Cơ hội lớn

Ở Đông Nam Á, các hãng hàng không giá rẻ đang phát triển mạnh, có thể kể đến một vài cái tên như AirAsia của Malaysia, Jetstar Asia Airways của Singapore, PT Lion Mentari Airlines của Indonesia…giúp người dân ở các nước trong khu vực có nhiều cơ hội hơn để đi du lịch.

Với VietJet, theo ông Lưu Đức Khánh, các chuyến bay của VietJet thường đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 91% trong các chuyến bay nội địa, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 85% mà hãng kỳ vọng trước đó.

“Chúng tôi sẽ tập trung vào thị trường nội địa bởi cơ hội còn rất nhiều, còn thị trường nước ngoài chúng tôi cũng không hề xem nhẹ”, ông Khánh nói và cho biết trong 6 tháng đầu năm nay VietJetAir đã mở 2 đường bay mới ra nước ngoài đó là TPHCM – Bangkok và Hà Nội – Bangkok.

Ông Lưu Đức Khánh cho biết, trong chiến lược mở rộng đường bay ra nước ngoài, vào quý 4 năm nay hãng bắt đầu mở đường bay Hà Nội – Seoul. Còn trong năm tới, rất có thể VietJet sẽ mở thêm đường bay, có thể là tới Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, HongKong hoặc Singapore.

Ông Timothy Ross, chuyên gia phân tích của Credit Suisse Group AG tại Singapore nhận định, việc mở rộng các đường bay quốc tế mới có thể là thách thức đối với VietJet, tuy nhiên đó cũng là cơ hội.

Theo Nguyễn Hằng

kyanh

CafeF/Trí thức trẻ/Bloomberg

Trở lên trên