MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến lược 'Bớt vàng cho nhẹ túi' của hãng bay Canada

26-07-2014 - 11:59 AM |

Hãng hàng không ACE Aviation của Canada tách bớt công ty con để mang lại lợi nhuận cho cổ đông.

Nội dung nổi bật: Công ty hàng không ACE Aviation của Canada bao gồm khá nhiều doanh nghiệp con đứng dưới: Air Canada, Jazz Airlines, ACTS và Aeropan...

Thách thức: Cổ đông muốn giá trị cao hơn, công đoàn muốn đàm phán dựa trên lợi nhuận tổng các chi nhánh.

Chiến lược: Bỏ bớt vàng cho nhẹ túi:

(i) Công ty cho tách một số doanh nghiệp ra hoạt động độc lập.

(ii) Cổ đông được lợi nhiều hơn.

(iii) Nhưng công ty lại mất đi động lực kinh tế.


Bài cùng series:

Người Việt đã gọi 'xe máy' là 'Honda' như thế nào?

Người Việt đã gọi 'xe máy' là 'Honda' như thế nào?Lúc khó khăn, đầu tư vào đâu là 'lãi' nhất?

Adidas: Thành công nhờ nhắm trúng và đúng mục tiêu

Hoa hồng và gai sau những cái 'bắt tay' để đời của Nutifood

Quảng cáo ở trường học: Hãy làm người tốt, đừng làm nhà marketing!

Xem toàn series

Năm 2000, hãng hàng không Air Canada sáp nhập với đối thủ cạnh tranh chính là hãng Canadian Airlines. Công ty vẫn được giữ tên và chi phối độc quyền trong lĩnh vực hàng không Canada. Triển vọng của thị trường này vô cùng hứa hẹn nhưng đi kèm với cơ hội luôn là những thách thức.

Thứ nhất là sự khác biệt giữa văn hóa và cơ cấu lương thưởng của hai công ty, hai điều này khiến người lao động hai bên hòa nhập được với nhau.

Thứ hai, nhu cầu du lịch hàng không chao đảo do những cuộc khủng bố tháng 9 năm 2001 cũng như sự bùng nổ dịch Sars vào năm 2003. Thành phố Toronto, nơi Air Canada đặt trụ sở bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh. Chưa kịp cắt giảm chi phí thì doanh thu đã sụt giảm, Air Canada đành nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào chính năm đó. 

Sau đó, công ty lại đứng dậy từ cuộc phá sản, lấy tên là ACE Aviation. Công ty mới này bao gồm nhiều doanh nghiệp như: Air Canada, Jazz Airlines (hàng không nội địa), ACTS (bảo trì) và Aeropan (chương trình tưởng thưởng độ trung thành của nhân viên với lợi nhuận cao.

Thách thức: Đối mặt với nhiều đòi hỏi

ACE Aviation muốn đem lại giá trị cho cổ đông nhưng làm vậy sẽ trái với nền tảng chi phí lao động vốn cao hơn các hãng hàng không truyền thống khác cũng như sự cạnh tranh giá bán lẻ đang khốc liệt và lợi nhuận giảm nhanh. 

Ngoài ra, ACE tin rằng các nhà đầu tư không xác định chính xác giá trị doanh nghiệp, đội ngũ quản lý thấy quá khó khăn để truyền tải sự khác biệt đến với các nhà đầu tư một cách ngắn gọn. 

Hơn nữa, các công đoàn hàng không luôn muốn đàm phán với ACE dựa trên lợi nhuận gộp của toàn bộ công ty con chứ không riêng gì lợi nhuận của riêng hãng.

Chiến lược: Bỏ bớt vàng cho nhẹ túi

ACE thấy nếu các đơn vị kinh doanh được phép độc lập hơn trong hoạt động và tài chính thì tình thế sẽ tốt hơn. ACE quyết định chia nhỏ một vài doanh nghiệp ra làm doanh nghiệp độc lập. 

Các giám đốc của ACE khá lạc quan với kế hoạch nhưng vẫn không quên để mắt tới rủi ro. Những người đứng đầu phải tính toán thời cơ cho đúng vì bản chất chu kỳ của ngành hàng không ảnh hưởng khá nhiều: để tuột mất thời điểm đúng sẽ khiến lợi nhuận giảm sút. Ngoài ra, tách công ty con nào ra cũng là điều đáng lưu ý vì đây cũng là yếu tố quyết định thành bại sau đó.

Aeroplan được tách ra đầu tiên vì cơ bản đây là một nhà bán lẻ, có chức năng thu thập doanh thu, phân bố các điểm chi nhánh tới khách hàng, cung cấp hàng hóa dịch vụ. Khi được "đứng một mình", đội ngũ quản lý của Aeroplan đã làm nổi bật được những điểm riêng có trong mô hình kinh doanh của nó với nhà đầu tư. Ngoài ra, vì Aeroplan không còn thuộc về ACE nữa nên các công đoàn không thể yêu cầu lợi nhuận của công ty.

Tiếp đó ACE tách Jazz Airlines và Air Canada ra, bán ACTS cho một công ty cổ phần tư nhân. Ban đầu, ACE Aviation nắm giữ cổ phần rất lớn trong mỗi công ty con, nhưng dần dần lại thả ra. Giờ đây ACE chỉ nắm giữ một lượng tài sản danh nghĩa, chủ yếu là tiền mặt và đầu tư ngắn hạn.

Kết quả: Nhẹ gánh hơn nhưng chưa chắc bay cao hơn

Việc tách ra mang lại nhiều giá trị đáng kể cho các cổ đông ACE. Từ giữa năm 2004 đến cuối năm 2007, lợi nhuận của một cổ đông ACE có thể lên tới 200%. 

Tuy nhiên, quá trình này cũng lấy đi một trong những động lực kinh tế lớn nhất của Air Canada, đó chính là chương trình tưởng thưởng trung thành. Kết quả là, ngay khi ACE tách Air Canada ra vào tháng 11 năm 2007, cổ phiếu của hãng thường được giao dịch với giá chiết khấu so với các hãng hàng không truyền thống khác. 

Hơn nữa, vì thiếu chương trình tưởng thưởng cho nhân viên cũng như dòng tiền chi nhánh, Air Canada gặp khó khăn nhiều hơn trong việc đối đầu suy thoái kinh tế. Điều đó có thể khiến thiệt hại của Air Canada vào năm 2008 và 2009 trầm trọng hơn khi nhu cầu du lịch hàng không giảm đi sau khủng hoảng tài chính.

Bài học

Nếu một doanh nghiệp cho rằng mình đang bị đánh giá thấp hơn tổng của những bộ phận cấu thành vì tính đa dạng của các công ty con, thì có thể nghĩ đến việc bán những công ty con ấy đi.

Nhược điểm của chiến lược này là giảm khả năng xoay chuyển khi gặp khó khăn. Ngoài ra, các cổ đông của ACE có thể được hưởng lợi từ kế hoạch tách công ty nhưng không phải ai cũng có lợi. Ví dụ, việc tách công ty khiến nhiều công đoàn của Air Canada chán nản khi tổng lợi nhuận họ muốn đàm phán đã giảm.

>> Mô hình nào cho hàng không giá rẻ?

Thùy An

kyanh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên