MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãnh đạo 'giỏi tiếng Anh' cứu công ty nhờ... cho sáp nhập với nước ngoài

28-05-2014 - 15:23 PM |

Rũ bỏ tư duy lẫn lớp áo "quốc nội", đường "cứu" công ty còn nằm ở bên ngoài biên giới.

Nội dung nổi bật:

Năm 2003, một số bằng sáng chế của tập đoàn dược phẩm Takeda Nhật Bản hết hạn dẫn đến tăng trưởng chậm, doanh thu giảm. Vốn là một người giỏi tiếng Anh, từng làm việc tại Đức và Hoa Kỳ, tân chủ tịch Yasuchika Hasegawa sẽ làm gì để "cứu" công ty?

- Chiến lược: Quốc tế hóa, sáp nhập với nước ngoài.

(i) Chuyển bộ phận then chốt ra nước ngoài, thậm chí lập thêm trụ sở ngoại quốc.

(ii) Bổ nhiệm chức vụ cao cấp cho nhân sự nước ngoài.

(iii) Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ bắt buộc, lương cho quản lý nước ngoài có thể cao hơn cả trong nước.

- Kết quả: Vươn lên đứng thứ bảy trong mảng phát triển tân dược toàn cầu.


Bài cùng series:

Khi công ty bút đi bán kính râm

Vì bản năng của phụ nữ là tò mò..

Cách Listerine lấy lòng người Hồi giáo: "Cười cũng là làm việc thiện"

Axe Hair và chiến dịch 'Đẹp trai sau vài nháy mắt'

Quảng cáo ở trường học: Hãy làm người tốt, đừng làm nhà marketing!

Câu chuyện về loại sô-cô-la Thụy Điển có đến... 6.000 tên gọi

Waterstones đã giúp sách giấy 'thắng' sách ảo như thế nào?

Xem toàn series

Năm 2003 khi tân chủ tịch Yasuchika Hasegawa vừa mới nhậm chức, tập đoàn dược phẩm Takeda, Nhật Bản đang phải trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm chạp và đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu khi những bằng sáng chế sinh lời đã hết hạn. 

Vốn có khả năng nói tiếng Anh vô cùng lưu loát và từng làm việc mười năm tại Đức và Hoa Kỳ, ông Hasegawa khi đó là người đầu tiên không phải thành viên gia tộc Takeda được đứng ra điều hành công ty.

Chiến lược: Quốc tế hóa, sáp nhập với nước ngoài

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011, khi các công ty dược phẩm Nhật Bản đang đua nhau sáp nhập để tự bảo vệ mình thì Hasegawa lại tích cực theo đuổi 5 mối sáp nhập tại châu Âu và Hoa Kỳ, với mục tiêu không chỉ để bắt kịp khoảng cách về địa lý, sản phẩm mà còn tạo ra một sự chuyển đổi khiến văn hóa công ty hướng ngoại và vươn xa hơn.

- Cơ cấu công ty: Hasegawa chuyển các bộ phận kinh doanh then chốt ra nước ngoài, điển hình như đưa phát triển dược phẩm sang Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, ông còn thiết lập một hội đồng tư vấn toàn cầu bao gồm các thành viên nước ngoài đến từ các hãng dược phẩm như Pfizer, Eli Lilly và AstraZeneca.
Tân chủ tịch Hasegawa đưa ra ý tưởng thành lập hai trụ sở chính, dù chưa có kế hoạch cụ thể nhưng nó đã khơi dậy một thông điệp mạnh mẽ về việc giảm bớt phong cách Nhật Bản cho công ty.

- Đội ngũ quản lý cấp cao: Các chức vụ cao cấp được giao cho nhân sự nước ngoài nhằm kích thích tư duy toàn cầu. Ban lãnh đạo của Takeda hiện có 7 nhà điều hành không phải người Nhật, bao gồm giám đốc tài chính, quản lý nhân lực, phát triển kinh doanh quốc tế và phát triển dược phẩm. Sau một năm chuyển tiếp, tiếng Anh được quy định làm ngôn ngữ chính trong công tác, hội nghị của cả ban lãnh đạo và hội đồng quản trị.

- Hệ thống nhân sự: Tiếng Anh lưu loát là yêu cầu bắt buộc khi tuyển nhân sự cấp điều hành. Takeda cũng đã rất nỗ lực để sử dụng những nhà điều hành Nhật Bản từng đi du học, tích cực tuyển dụng tại nước ngoài và chào đón rộng mở những ai sẵn lòng di cư sang Nhật làm việc.


Những bước đi này tác động tích cực lên lương thưởng cho cấp điều hành: ví dụ nổi bật nhất là khi một nhà điều hành ở Mỹ được tuyển dụng với mức lương cao hơn cả chủ tịch, việc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút những ứng cử viên xuất sắc nhất trên toàn cầu, không phân biệt quốc tịch của công ty. 

Để bồi dưỡng những nhà quản lý cấp cao có khả năng vận hành và tạo lập một mạng lưới quốc tế mới, Takeda thiết lập một chương trình lãnh đạo dành cho các nhà điều hành toàn cầu. Bên cạnh đó, sáng kiến trao đổi nhân sự đã làm phong phú thêm sự thấu hiểu lẫn nhau giữa các nhà điều hành đến từ những nền văn hóa khác nhau, đồng thời giúp các quản lý Nhật Bản được tiếp xúc với những doanh nghiệp năng động và hành động như một công ty mang tính toàn cầu.

- Đổi mới: Hasegawa đưa ra chương trình "đổi mới mở" nhằm thúc đẩy hợp tác với các viện nghiên cứu và các dự án công nghệ sinh học đầu tư mạo hiểm trên toàn thế giới, trong đó cho phép các nhà nghiên cứu tiếp cận cơ sở nghiên cứu tiên tiến của Takeda, bao gồm cả công nghệ khám phá dược phẩm.

Kết quả

Dù một số bằng sáng chế quan trọng đã hết hạn nhưng Takeda đã vươn lên từ vị trí thứ 15 trong năm 2013 lên đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng doanh số của các công ty sản xuất dược phẩm toàn cầu. Chi phí nghiên cứu và phát triển đã tăng 260% trong cùng kỳ. Hiện Takeda đang đứng thứ bảy trong mảng phát triển tân dược.

Bài học

Công ty nào cũng có thể vươn ra quốc tế, vấn đề cốt lõi nằm ở tư duy doanh nghiệp.

Việc xây dựng một đội ngũ quản lý cao cấp giàu kinh nghiệm và phong phú về văn hóa quốc tế sẽ thể hiện một thông điệp mạnh mẽ rằng doanh nghiệp không còn tự coi mình là trung tâm của kiến thức, ý tưởng mà luôn luôn cởi mở với thế giới.

Thùy An

kyanh

FT

Trở lên trên