Một cái kết khác cho Lehman Brothers?
- 15-09-2013Bài học Lehman vẫn còn nguyên giá trị
- 12-09-20135 năm sau khi Lehman sụp đổ, các ngân hàng có an toàn hơn?
- 15-05-2013Lehman Brothers “đội mồ” sống dậy
- 13-09-2012“Bão Lehman” vẫn chưa tan?
- 03-08-2012Các sếp cũ của Lehman Brothers bây giờ ra sao?
- 13-07-2012“Thây ma” Lehman Brothers chuẩn bị sống lại?
Năm năm sau sự sụp đổ của Lehman, nhiều người tin rằng chính phủ Mỹ nên nhanh tay cứu trợ các ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, sự hỗn loạn tài chính có lẽ là không thể tránh khỏi.
Nên nhớ, đúng một tuần trước ngày Lehman sụp đổ (15/9/2008), những khoản lỗ của Lehman liên quan đến các bất động sản được định giá quá cao cứ tiếp tục phồng lên, đạt giá trị hàng chục tỷ USD. Liệu Lehman có thể thoát khỏi sự phá sản trong bối cảnh ảm đạm ấy hay không? Đã nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, khi trả lời câu hỏi này.
Trước tiên, có rất nhiều người cho rằng, điều đó là không thể. Quả thật, một loạt các quan chức hàng đầu của chính phủ Mỹ thời kỳ đó đã từ chối cứu các ngân hàng, bao gồm: Henry Paulson-Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Ben Bernanke-Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), và Tim Geithner-người đứng đầu của Fed tại New York.
Sự khủng hoảng của Lehman xảy ra khoảng 7 tháng sau khi cựu đối thủ Bear Stearns chấp nhận sự thâu tóm của JP Morgan Chase và chỉ vài ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ đặt 2 người khổng lồ cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac dưới sự bảo hộ tránh phá sản, bằng cách cung cấp một khoản đảm bảo trị giá 200 tỷ USD ...
Sự giải cứu đắt giá này đã khiến nhân dân và Quốc hội Mỹ lo lắng. Rốt cục, Mỹ đã cứu tất cả những công ty đó, trừ Lahman. Các chi nhánh của Fed vẫn tuyệt vọng tìm kiếm người có thể mua lại Lehman. Trong khi đó, Christopher Flowers, chủ sở hữu của một quỹ cùng tên, nhận ra vấn đề nghiêm trọng mới đến từ tiềm năng thiệt hại rất lớn của AIG Financial Products, công ty con của Tập đoàn Bảo hiểm danh tiếng của Mỹ-AIG.
Trước cục diện đó, Henry Paulson đã tuyên bố với các nhà lãnh đạo các ngân hàng lớn được triệu tập khẩn cấp vào sáng thứ 7 tại New York rằng: "Mặc dù đã giải cứu Bear Stearns, Fannie và Freddie, nhưng chính phủ sẽ không cứu Lehman”.
May mắn thay, có 2 “vị cứu tinh tiềm năng" (theo James B. Stewart, trong cuốn sách "8 ngày để cứu hệ thống tài chính "), đó là Bank of America và Barclays. Nhưng rồi chính họ lại lẩn tránh. Bank of America đã chọn cứu công ty môi giới hàng đầu Merrill Lynch của John Thain, chứ không phải Lehman. Cơ hội thứ hai đến từ ngân hàng Anh - Barclays, tuy nhiên họ cũng đã chấm dứt những nỗ lực cuối cùng vào buổi sáng chủ nhật 14/9/2008. Buổi chiều cùng ngày, Henry Paulson đã thông báo rằng: "Thỏa thuận với Barclays đã bế tắc. Chúng ta chỉ còn có thể chờ đợi Lehman sụp đổ”.
Không có người mua lại, không có sự cứu trợ của chính phủ để Lehman đủ sức chống đỡ khỏi việc rơi xuống cái hang sâu đã mở ra ngay dưới chân mình và một đế chế hùng mạnh đã phải đầu hàng.
Henry Paulson, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ lúc bấy giờ cũng từng là CEO của Goldman Sachs, bị tình nghi đã khoanh tay đứng nhìn cái chết của đối thủ cũ Lehman Brothers. |
Henry Paulson, cũng chính là cựu CEO của Goldman Sachs bị tình nghi là đã khoanh tay đứng nhìn cái chết của Lehman - một đối thủ cạnh tranh trước đây của mình mà đánh giá thấp tác động của sự kiện đó lên nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng sự giải cứu một ngân hàng, đã bị gặm nhấm đến tận lõi như Lehman, có thể ngăn chặn những cú sốc và khủng hoảng sau đó. Nhưng ít nhất, cả thế giới đã có một bài học về sự mong manh của toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.