Vì sao vụ 'mua máy tính bảng cho học sinh' ở trường Mỹ lại thành bê bối?
Dùng thuốc công nghệ chữa bệnh lỗi thời cho giáo dục cũng phải cẩn trọng lắm thay!
- 08-09-2014Top 10 máy tính bảng bán chạy nhất trong tháng 8/2014
- 24-08-2014Xôn xao máy tính bảng cho học sinh VN giá 900 ngàn
- 08-07-2014Máy tính bảng sẽ vượt mặt máy tính truyền thống vào năm 2015
- 21-06-2014Máy tính bảng Windows 8.1 thương hiệu Việt đầu tiên ra mắt thị trường
- 11-06-2014[BizChart] Quý 1/2014: Người Việt chi hơn 16.000 tỷ cho điện thoại và máy tính bảng
Nội dung nổi bật:
Năm 2013, nhóm các trường công Los Angeles (LAUSD) đề ra sáng kiến 1 tỷ USD cung cấp iPad cho học sinh và giáo viên trong khu vực.
Mục đích: Dùng thuốc công nghệ chữa bệnh lỗi thời cho giáo dục.
Kết quả: Bệnh nặng hơn, phần mềm lỗi, tốn nhiều tiền, học sinh "hack" máy để chơi.
Nguyên nhân:
(i) Đổi mới nhưng không có tầm nhìn, hấp tấp lao vào công nghệ.
(ii) Trên dưới không thống nhất.
(iii) Đào tạo công nghệ sơ sài.
(iv) Cấm đoán chẳng để làm gì cả.
Năm 2013, nhóm các trường công Los Angeles (LAUSD) đề ra sáng kiến 1 tỷ USD mang tên Dự án Công nghệ Cốt lõi chung (Common Core Technology Project), cung cấp máy tính bảng iPad cho 650.000 học sinh và giáo viên trong khu vực. Trong đó, một nửa chi phí dành để mua thiết bị, nửa còn lại để cài đặt hệ thống wifi trong trường hay những khoản chi tiêu khác.
Mục đích: 'Liều thuốc' công nghệ
Học sinh phải sử dụng những chiếc iPad có cài đặt phần mềm của hãng Pearson Education để học trực tuyến, đọc bài tập và làm bài thi. Hội Đồng Giáo Dục và Giám Đốc John Deasy muốn mỗi học sinh đều được tiếp cận với thiết bị công nghệ cao này.
Kết quả: Bệnh nặng hơn!
Sáng kiến này trở thành một mớ hỗn độn, gặp khó khăn ngay từ kế hoạch cho đến thực hiện và trở thành một case study điển hình về việc không nên làm khi thực hiện đổi mớ trong giáo dục.
Sau một tuần, một nhóm "hacker" học sinh xuất hiện, bẻ khóa iPad và dùng thiết bị cho những mục đích không liên quan gì đến học tập như lên Facebook, nghe nhạc... Và thế là ông John Deasy, giám đốc khu vực các trường này phải tạm thời cấm học sinh mang iPad về nhà để... khỏi chơi.
Nhiều người phê phán rằng LAUSD đã chi tiêu quá tay vào một thứ công nghệ không mang lại hiệu quả học hành, một số khác lại lên tiếng chỉ trích cách triển khai, ví dụ như không chi tiền để mua bàn phím cho iPad.
Chưa hết, người ta phát hiện ra trong chương trình môn Toán của Pearson từ lớp mẫu giáo tới lớp 8 có nhiều sai sót, từ những vấn đề đơn giản như lỗi chính tả tới những sai sót nghiêm trọng như không đáp ứng chính xác các tiêu chuẩn học tập.
Lý giải nguyên nhân: Kê thuốc không đúng cách
Có người cho rằng việc này sẽ giúp điểm thi của các em cao hơn, nhiều gia đình thu nhập thấp không có máy tính hay mạng Internet ở nhà, do đó việc cung cấp iPad cho các em là một điều rất hợp lý, đây còn gọi là "thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số".
Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy máy tính bảng có thể làm tăng điểm Toán và Văn trong các bài kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn bang. Cũng chẳng có số liệu nào cho thấy học sinh dùng iPad (hoặc laptop hay máy tính bàn) sẽ tìm được việc làm lương cao sau khi tốt nghiệp cả.
Một lý do khác là tiêu chuẩn Common Core và các bài kiển tra trực tuyến đi kèm sắp sửa được đưa vào phổ biến trong khoảng 2014 - 2015. LAUSD muốn học sinh và giáo viên sẵn sàng. Thế nhưng, các hiệu trưởng, giáo viên lại không được tham gia trong quá trình quyết định.
Giá của chiếc iPad là 678 USD, cao hơn cả mua ngoài cửa hàng Apple mà lại không có bàn phím đi kèm. Những người theo dõi ngân sách còn phát hiện ra rằng thiết bị này có thể gây tốn kém nhiều hơn! Kinh phí để thuê hỗ trợ kỹ thuật trong trường, cung cấp cơ sở hạ tầng không dây, chi phí sửa chữa máy hỏng, bảo hiểm, phát triển chuyên môn cho giáo viên, chi phí thay thế thiết bị khi ba năm bảo hành hết hạn... tất cả khiến thiết bị cả phần cứng lẫn phần mềm cộng lại đắt lên gấp đôi, gấp ba.
Hội Đồng Giáo Dục ở đây cũng phải ngã ngửa khi phát hiện ra rằng bản quyền phần mềm để sử dụng chương trình giảng dạy môn Toán và tiếng Anh sẽ hết hạn sau ba năm. Như vậy việc gia hạn giấy phép sẽ tốn thêm 60 triệu USD nữa.
Bài học
Đổi mới nhưng phải có tầm nhìn
Nhiều hệ thống giáo dục đang rơi vào tình trạng lỗi thời, do đó sáng tạo, đổi mới là điều cần thiết, nhưng nhiều nơi chỉ giải quyết "triệu chứng" mà không đào sâu đi tìm nguyên nhân gốc rễ. Công nghệ được xem như một liều thuốc tốt nên không ngạc nhiên khi nhiều trường mạnh tay đầu tư vào hệ thống thiết bị giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, nếu cứ nhắm mắt lao theo thì chưa chắc đã khai thác được tiềm năng to lớn của công nghệ.
Chi phí ban đầu của LAUSD chỉ là 400 - 500 triệu USD nhưng sau vài tháng đã phải sửa lại thành 1 tỷ USD. Thay vì chuẩn bị kỹ càng để đổi mới thì ngay từ đầu LAUSD đã bị lúng túng và phản ứng chậm chạp với các lỗi kỹ thuật trong chiếc máy bính bảng, thế là lại phải thu hồi iPad sau một thời gian ngắn khi học sinh bẻ khóa để dùng iPad vui chơi.
Phải có sự đồng thuận và trao đổi từ trên xuống dưới
Tầm nhìn và mục tiêu của dự án phải được công khai để những bên có liên quan trao đổi và bàn luận. Một lý do khiến LAUSD khá "hấp tấp" khi thực hiện là mong muốn học sinh làm quen sớm với hệ thống bài kiểm tra Common Core mà sẽ trở nên phổ biến trong vài năm tới. Tuy nhiên nhiều giáo viên lại thấy đó là gánh nặng, nhưng lại không được lên tiếng trong việc lên kế hoạch. Chính cộng đồng các trường cũng bối rối trước các khái niệm về tiêu chuẩn Comon Core nhưng chưa chi đã vội vàng mua vài trăm ngàn thiết bị. Lãnh đạo của LAUSD đã thất bại trong việc truyền đạt rõ ràng nhu cầu cấp thiết của việc cải cách giáo dục đang lỗi thời. Kết quả là họ không được cộng đồng hỗ trợ.
Tập huấn khác với chỉ bảo
Khi nói đến công nghệ mới, lãnh đạo LAUSD lầm tưởng rằng giáo viên chỉ cần ngồi vài tiếng trong phòng hội thảo, nghe hướng dẫn là sử dụng "ngon lành". Nhưng thực chất, muốn sử dụng công nghệ hiệu quả thì cần phải có một sự thay đổi lớn trong văn hóa học đường. Việc tập huấn khác xa với sự "chỉ bảo". Tập huấn công nghệ trong giáo dục không phải một "sự kiện" để mà diễn ra một hồi là xong, đó là cả một quá trình lâu dài, liên tục.
Vậy mà trên thực tế, giáo viên của LAUSD chỉ được dự hội thảo ba ngày, một ngày bởi Apple và hai ngày bởi Pearson để hướng dẫn cách sử dụng chương trình giảng dạy. Kết quả là đến tháng 12, phần lớn các giáo viên cho biết họ chỉ dùng iPad trong lớp chưa đầy 3 tiếng một tuần.
Công nghệ là sáng tạo, cho nên đừng cấm đoán
Khi công nghệ bị giám sát và hạn chế thì nó sẽ mất đi sức mạnh vốn có. Ta không thể thực hiện thành công một kế hoạch đổi mới công nghệ khi đứng trên nỗi lo sợ học sinh sẽ làm gì đó vô bổ nếu các em không được quản lý chặt chẽ, vậy mà rất nhiều trường đang làm như vậy. Ngoài giờ học, các em học sinh còn có thể làm lập trình, edit video, chia sẻ thông tin và làm việc nhóm, vân vân nhưng khi đến trường thì từng bước đi của các em đèu bị giám sát. Nếu công nghệ thực sự là một phương tiện giúp học sinh chủ động học tập thì cần phải nới lỏng dây cương.
>> Xôn xao máy tính bảng cho học sinh VN giá 900 ngàn
Thùy An