Câu chuyện lừa và Thiên lý mã: Bài học thích nghi để tồn tại hoặc bỏ đi để tự tìm cơ hội phát triển
Nếu bạn thật sự là thiên lý mã thì bạn cần gì phải chú ý đến bạn đứng ở vị trí nào, bởi dù có ở đâu bạn cũng sẽ tự tỏa sáng.
- 06-11-2017Chuyện ba cái cây và bài học cuộc sống ý nghĩa: Đừng vội từ bỏ ước mơ khi bạn chưa trải qua sóng gió
- 05-11-2017Bài học quý giá từ mẹ tỷ phú Richard Branson: Điều cốt lõi của thành công là cách bạn đối xử với người khác
- 03-11-20178 bài học ai cũng nên theo nếu không muốn trải nghiệm cuộc đời bị thao túng
Câu chuyện thứ nhất
Chủ trang trại làm một thí nghiệm: Ông ta cho hai con ngựa Thiên lý mã nhốt chung cùng đàn lừa trong chuồng lừa. Một trong hai con Thiên lý mã nghĩ rằng: số nó xui xẻo như vậy, nên để sống sót nó nhất định phải tự đồng hóa mình giống như một chú lừa. Vì vậy, hằng ngày nó học tiếng lừa kêu, ăn thức ăn của lừa, nhờ thế nó được đàn lừa công nhận là bạn và nhờ đó mà nó sóng sót được.
Còn con ngựa Thiên lý mã còn lại lại nghĩ rằng: Mình là Thiên lý mã, sao lại có thể giống lừa được chứ? Nó thà chết đói chứ không thèm ăn thức ăn cho lừa, vì thế đàn lừa nhìn thấy nó khác mình liền cả đàn xông vào đá nó, sau vài ngày nó bị đàn lừa đá cho tới chết.
Câu chuyện trên đứng trên góc độ khác nhau đều gợi cho ta những quan điểm khác nhau. Nếu như ta rơi vào tình trạng giống như ngựa Thiên lý mã ở trên thì chúng ta nên làm gì? Nếu chúng ta là Thiên lý mã, gặp phải hoàn cảnh như vậy chúng ta sẽ xử trí thế nào? Và làm sao để tránh không bị cho lại vào đàn lừa thêm lần nữa?
Sau khi bị cho vào sống cùng đàn lừa, biểu hiện khác nhau của hai chú ngựa đem lại hai kết quả khác nhau, đó là: một con sống sót và một con bị đá chết. Hiện tượng này nói lên một thực tế là nếu như một chú ngựa tài năng như Thiên lý mã mà bị cho sống cùng đàn lừa thì việc đầu tiên nó cần làm đó chính là phải sống sót!
Khi bạn bước vào một môi trường mới, có thể nó sẽ không giống như tưởng tượng ban đầu của bạn, bạn sẽ có lúc cảm thấy hụt hẫng, tủi thân thế nhưng nếu như bạn không còn lựa chọn nào khác thì hãy cố gắng học cách để thích nghi với hoàn cảnh. Dù hoàn cảnh có xấu đến cỡ nào thì chắc chắn vẫn có thứ mà bạn cần phải học hỏi.
Thích nghi là để tồn tại, chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh thì hãy thay đổi bản thân, đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ, vấn đề sẽ được giải quyết, đừng tự cho mình là cái rốn của vũ trụ, bạn sẽ dễ dàng bị đào thải.
Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng mới đưa ta đến thành công, cũng giống như Thiên lý mã có bị nhốt cùng đàn lừa mới chứng tỏ được ý chí của mình, vì để tồn tại nó phải biết kết bạn, học theo trí tuệ của đàn lừa. Có tồn tại được nó mới có cơ hội phát huy tài năng và nguyện vọng của mình, chờ đợi cơ hội để trở thành con đầu đàn lãnh đạo đàn lừa, biến chúng trở thành đàn Thiên lý lừa.
Câu chuyện thứ hai
Có một bác nông dân may mắn có được một con ngựa Thiên lý mã, thế nhưng bác chả biết phát huy ưu điểm của nó vào việc gì cả nên đành nuôi và sử dụng nó giống như con lừa, cho nó kéo cối xay. Thời gian lâu dần, những đặc tính của Thiên lý mã bị mai một đi.
Đến một ngày, bác nông dân gặp tại nạn và cần Thiên lý mã đưa bác đến bệnh viện, thế nhưng Thiên lý mã lúc này chỉ giống như những con lừa kéo cối xay đi vòng quanh tại chỗ. Vì thế, bác nông dân mất đi thời cơ điều trị bệnh tốt nhất nên phải cắt đi một chân, và Thiên lý mã cũng bị bác cho vào nấu canh.
Trong công sở, vì nhiều lý do khác nhau mà luôn có những nhân tài bị đặt nhầm chỗ. Nếu khi bạn cảm thấy vị trí của mình không đúng, và mặc dù không biết tương lai ra sao, bạn vẫn có thể lựa chọn từ chức để tìm cho mình một lãnh đạo khác. Đừng giống như chú Thiên lý mã ở trên, từ bỏ quyền lựa chọn của mình.
Nhiều khi, con người đối mặt với sự lựa chọn không nhất thiết chỉ thế này phải thế kia, mà ta có thể có sự lựa chọn thứ ba. Giống như Thiên lý mã bị nhốt chung cùng đàn lừa vậy, nó có thể không cần lựa chọn bị đàn lừa đá chết hoặc đồng hóa mình giống như lừa, mà nó có thể lựa chọn cho mình người chủ khác.
Nếu như bắt buộc để tồn tại, thì cách tốt nhất đó là chấp nhận và thay đổi bản thân, còn nếu như không bỏ đi thì bạn không thể tồn tại thì tại sao chúng ta không tìm kiếm cho mình cái phù hợp nhất. Có như vậy chúng ta mới phát huy được hết khả năng của bản thân, không lãng phí nhân tài, nhờ đó mà xã hội ngày càng phát triển.
Trí thức trẻ