Câu chuyện thú vị về “cuộc sống thứ hai” của chai Coca-Cola tại Việt Nam
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế Giới (WB), mức rác thải nhựa toàn cầu sẽ tiến đến gần ngưỡng 3,4 tỷ tấn vào năm 2050. Trước mối đe dọa của rác thải nhựa với hệ sinh thái và môi trường vùng ven biển trên toàn cầu, Coca-Cola đã tuyên bố mục tiêu đầy tham vọng: thu thập và tái chế tương đương 100% bao bì mà Coca-Cola bán ra vào năm 2030.
Tại Việt Nam, trước thực trạng quốc gia này đang nằm trong top 5 nước có lượng rác thải nhựa trên đại dương lớn nhất thế giới, Coca-Cola Việt Nam đã nỗ lực đưa ra nhiều sáng kiến góp phần làm lên một thế giới không rác thải.
Bạn có thể làm gì với chai nhựa sau khi chúng không còn chứa các loại thức uống? Ở Việt Nam, chai nhựa thường được "tái chế" thành bình tưới cây (ô doa) bằng cách đục vài lỗ nhỏ trên nắp chai. Thứ ô doa tự chế đó cũng theo chân những gánh hàng hoa đi khắp phố phường. Thấy được điều đó, năm 2014, Coca-Cola thực hiện một chiến dịch truyền thông "2ndLives" nhằm khuyến khích người dân Việt Nam tái chế những chai nhựa rỗng của hãng.
Bằng việc phát miễn phí các phụ kiện màu đỏ có thể thay thế nắp chai, các chai nhựa của hãng đã có một cuộc sống mới. Đây cũng là hoạt động nằm trong chương trình “2ndLives” (Cuộc sống thứ hai). Ý tưởng tái sử dụng chai nhựa này cũng được thực hiện ở nhiều nước châu Á khác như một phần trong chiến dịch phát triển bền vững của Coca-Cola trên toàn cầu. Qua chiến dịch này, Coca-Cola mong muốn tiếp tục truyền thêm cảm hứng cho người dân Việt Nam trong việc thu gom, tái chế và tái sử dụng chai nhựa.
Giới trẻ Việt Nam vốn giàu trí tưởng tượng và không bao giờ bị ràng buộc bởi những lối suy nghĩ cũ. Việc sử dụng vỏ chai như ô doa tưới cây là một minh chứng cho chuyện đó. Sự sáng tạo của thế hệ trẻ Việt, khám phá ra những công dụng khác của chai nhựa, cũng khiến chính các nhà sản xuất có lịch sử hàng trăm năm phải bất ngờ.
Mặc dù vậy, khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa vẫn đang xâm nhập vào đại dương của thế giới mỗi năm (báo cáo năm 2017). Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), chai nhựa, túinhựa,… đang giết chết các loài động vật và đe dọa hệ sinh thái biển. Chi phí vận chuyển, thu hồi cao của bao bì thủy tinh ngày càng khiến cho sản phẩm này lép vế so với chai nhựa. Hệ quả không mong muốn là tình trạng ô nhiễm môi trường do chai nhựa không được thu hồi và tái chế đúng cách.
Câu chuyện bao bì bị thải bỏ ở các đại dương chỉ là phần nhỏ của vấn đề nghiêm trọng hơn. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã tăng gấp hai lần sự phát triển của dân số trong thế kỷ XX. Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc ước tính rằng, 90 tỷ tấn vật liệu đã được sử dụng trong năm 2017, gấp ba lần so với năm 1970. Chúng ta đang sử dụng và lãng phí tài nguyên thiên nhiên với tốc độ ngày càng nhanh.
Nhưng điều đó không có nghĩa bao bì nhựa gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong nhiều thập kỷ, bao bì đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, giúp bảo quản và tránh những hư hỏng gây lãng phí thực phẩm. Nó chỉ gây ô nhiễm môi trường khi con người thải bỏ không qua xử lý, tái chế.
Đầu tháng 01/2018, Coca-Cola đã công bố mục tiêu bao bì bền vững đầy tham vọng. Đến năm 2030, Coca-Cola sẽ thu gom và tái chế lượng tương đương 100% bao bì mà hãng bán ra. Chiến dịch Thế giới không rác thải (World Without Waste) tập trung vào vòng đời của bao bì, từ lúc chai và lon được thiết kế, sản xuất cho đến khi chúng được tái chế và tái định hình.
“Mục tiêu của chúng tôi là khuyến khích thêm nhiều người tái chế thường xuyên hơn. Để làm được điều này, chúng tôi đầu tư vào marketing, giúp mọi người hiểu cái gì có thể tái chế, tái chế như thế nào, nơi đâu tái chế. Chúng tôi tin vào kinh tế tuần hoàn, nơi nhựa, thủy tinh và nhôm được tái sử dụng nhiều lần thay vì bị vứt đi sau chỉ một lần dùng. Chúng tôi muốn những người khác cũng tin vào điều đó” - James Quincey, Chủ tịch – Tổng giám đốc điều hành Công ty Coca-Cola.
Tại Mexico, hai cơ sở tái chế đã được đầu tư. Năm 2016, nước này đã tái chế được 57% lượng nhựa PET đã sản xuất, trở thành nơi dẫn đầu thế giới về tái chế PET.Trung bình toàn thế giới, khoảng 25% vật liệu tạọ nên các chai nhựa Coca-Cola là vật liệu tái chế. Tỷ lệ này trong chai thủy tinh là 37% và 50% trong lon nhôm.
Ở Việt Nam, Coca-Cola đang trong quá trình hướng đến mục tiêu sử dụng nhựa tái chế để sản xuất 10% số lượng chai nước Dasani bắt đầu từ cuối năm 2018.
Ngoài ra, công ty hiện đang phối hợp cùng các đối tác gồm VCCI, Dow và Unilever phát động sáng kiến “Không xả thải ra thiên nhiên” (Zero Waster to Nature) với 4 mục tiêu: Giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa; Xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy mô hình kinh doanh bền vững; Phát triển chuỗ giá trị theo định hướng kinh tế tuần hào cũng như kiến nghị chính sách để tạo điều kiện cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, hoạt động cốt lõi của sáng kiến này là phân loại rác tại nguồn.
Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng đang hợp tác với UNESCO thực hiện Dự án Hợp tác Vì một thế giới không rác thải (Fostering Creativity For Recycling Awareness) với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng và hỗ trợ thanh niên cùng phát triển các ý tưởng sáng tạo trong thu thập, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa. Bắt đầu triển khai tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và những khu vực xung quanh phố cổ Hội An (Huế), hiện dự án tiếp nối với Cuộc thi tái chế sáng tạo. Theo đó, hai ý tưởng xuất sắc nhất sẽ được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng để triển khai thực hiện.
Không dừng ở đó, Coca-Cola còn phối hợp với Hội đồng Anh (British Council) thực hiện dự án “Nuôi dưỡng sự sáng tạo vì một thế giới không rác thải” với mục tiêu nâng cao nhận thức của công chúng, tạo ra các sáng kiến và hành động cụ thể trong việc thu thập, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa cũng như những loại rác thải rắn khác. Bước đầu, dự án đã được triển khai xung quanh khu vực Ekocenter tại Huế từ tháng 9/2018. Dự kiến, đến năm 2020, dự án sẽ mở rộng đến tất cả các trung tâm còn lại trên cả nước.
Song song với việc sử dụng vật liệu tái chế, Coca-Cola sẽ tăng lượng nhựa tái chế hoặc nhựa rPET trong sản xuất chai đựng nước ngọt lên tới 40% vào năm 2020. Với trách nhiệm của doanh nghiệp trongvấn đề môi trường, Coca-Cola đã và đang nỗ lực để tác động đến lượng bao bì toàn cầu. Hiện tại, 85% bao bì là các loại chai, lon, vỏ được làm từ thủy tinh, nhựa hoặc nhôm. “Một thế giới không có rác thải là có thể. Khi tất cả chúng ta cùng nhau hành động, chúng ta tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa lâu dài” – James Quincey, Chủ tịch – Tổng giám đốc điều hành Công ty Coca-Cola bày tỏ sự tin tưởng.