CDC Mỹ khẳng định, cứ 37 giây lại một người tử vong vì bệnh tim mạch: Khi có 4 "tín hiệu" nhắc nhở từ cơ thể này, đừng bao giờ bỏ qua!
Các vấn đề bệnh tật nghiêm trọng sẽ được phát hiện từ rất sớm nếu bạn chú ý đến những dấu hiệu sau.
- 16-05-2021"Bạn đã bao giờ nhìn thấy một bác sĩ vừa khóc vừa khám cho bệnh nhân chưa?"
- 15-05-2021Miền Bắc nóng như đổ lửa, nhà nhà bật điều hòa nhưng ít ai biết cách vệ sinh đúng để loại bỏ mầm bệnh, tăng tuổi thọ cho thiết bị
- 14-05-2021Phát hiện sốc: Virus SARS-CoV-2 có thể lẻn vào bộ gen người, đó là lý do có bệnh nhân COVID-19 vẫn tái dương tính sau vài tháng khỏi bệnh
Tại Mỹ, cứ 4 người lại có 1 người tử vong vì bệnh tim mạch, tương đương với số lượng 647.000 người/năm. Trung bình, cứ 37 giây lại có một người chết vì căn bệnh này, theo dữ liệu tháng 6/2020 từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC).
Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, 80% số ca tử vong nay có thể được phòng ngừa từ trước, nếu mọi người thực hiện đầy đủ những thói quen sau để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh và lắng nghe những tín hiệu từ cơ thể.
Trái tim được ví như “động cơ chính” khi nó liên tục đập và bơm máu đến các bộ phận trong cơ thể. Nhiều thói quen hàng ngày như thức khuya, uống rượu, hút thuốc… có thể gây tổn hại đến sức khỏe tim mạch.
Vậy ngay khi cơ thể đưa ra những “tín hiệu nhắc nhở” thì hãy bắt đầu quan tâm đến sức khỏe tim mạch.
1. Thường xuyên hồi hộp, lo lắng
Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các triệu chứng hồi hộp và lo lắng.
2. Mặt bị sưng
Suy tim có thể dẫn đến các triệu chứng như sưng phù ở mặt, mu bàn chân. Bạn cũng không nên bỏ qua các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi.
3. Môi thâm tím
Nếu tim có vấn đề dẫn đến lưu thông máu kém sẽ khiến môi chuyển sang màu tím xanh. Đây là biểu hiện của suy giảm chức năng tim.
4. Tức ngực, khó thở
Khi tim bị đè nặng và thiếu máu cục bộ sẽ dẫn đến tình trạng tức ngực, khó thở.
Nếu bạn đang gặp phải cả 4 vấn đề trên, hãy bắt đầu quan tâm đến sức khỏe tim mạch dựa trên những quy chuẩn dưới đây.
1. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Magie có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, tăng cường cung cấp máu cho trái tim và giúp trái tim được nghỉ ngơi, thư giãn. Các loại hạt là nguồn cung cấp magie tự nhiên nhất. Việc thêm các loại hạt vào khẩu phần ăn không chỉ bổ sung magie và còn có các chất xơ, các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Việc bổ sung đẩy đủ các chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc có một trái tim khỏe mạnh.
Magie có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, tăng cường cung cấp máu cho trái tim và giúp trái tim được nghỉ ngơi, thư giãn. Các loại hạt là nguồn cung cấp magie tự nhiên nhất. Việc thêm các loại hạt vào khẩu phần ăn không chỉ bổ sung magie và còn có các chất xơ, các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, Omega 3 cũng là một chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia khuyên đối với người trưởng thành nên bổ sung từ 1600-1800 mg omega 3/ ngày. Axit béo Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, hàu,…
2. Uống đủ nước
Việc uống ít nước sẽ khiến độ nhớt của máu tăng lên, từ đó tăng gánh nặng cho trái tim. Vì thế hãy chủ động bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Bên cạnh nước lọc, trà sen khi uống nóng có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ chất béo, thanh lọc cơ thể và bảo vệ tim mạch.
3. Ngủ đủ giấc
Cách đơn giản nhất để chăm sóc trái tim chính là ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Đi ngủ quá muộn sau 11h đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học cơ thể, khiến các dây thần kinh tự chủ bị rối loạn kéo theo nhiều vấn đề về tim mạch, thậm chí là nguy cơ đột tử.
4. Biết cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Duy trì tâm trạng vui vẻ và cười nhiều hơn có thể cải thiện sức bền của cơ tim, từ đó cải thiện chức năng mạch máu.
Những thay đổi về cảm xúc có tác động rất lớn đến tim. Thường xuyên bị trầm cảm, lo lắng và những cảm xúc tiêu cực khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Vì vậy, bạn phải chú ý điều tiết cảm xúc và duy trì tâm trạng vui vẻ thoải mái.
Duy trì tâm trạng vui vẻ và cười nhiều hơn có thể cải thiện sức bền của cơ tim, từ đó cải thiện chức năng mạch máu.
5. Tập thể dục đều đặn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục 10 phút mỗi ngày cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Tập thể dục với cường độ vừa phải có thể giúp giảm căng thẳng đồng thời tăng cường sức khỏe của tim.
Đầu tiên, hãy chọn bài tập phù hợp nhất tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân.
Thứ hai, duy trì chế độ tập luyện thường xuyên.
Thứ ba, tập luyện với cường độ vừa phải.
6. Ngừng hút thuốc, tránh hít khói thuốc thụ động
Theo CDC Hoa Kỳ, hít khói thuốc thụ động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 25-30%. Những người chưa từng hút thuốc nhưng hít phải khói thụ động cũng dễ bị đột quỵ và tử vong hơn người bình thường.
Hút thuốc không chỉ gây đột quỵ và ung thư phổi mà còn có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. "Hút 1 điếu thuốc mỗi ngày gây xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch", bác sĩ Favini cảnh báo.
Ngay cả những người hít khói thuốc thụ động hàng ngày cũng dễ bị tổn hại sức khỏe. Theo CDC Hoa Kỳ, hít khói thuốc thụ động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 25-30%. Những người chưa từng hút thuốc nhưng hít phải khói thụ động cũng dễ bị đột quỵ và tử vong hơn người bình thường.
7. Tìm hiểu về tiền sử gia đình
"Bệnh tim mạch có liên quan chặt chẽ tới yếu tố gen", bác sĩ Haythe nói. "Vì thế, bạn nên nói chuyện với gia đình để tìm hiểu xem họ đã từng mắc hoặc chưa bị bệnh gì. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ phân loại nguy cơ giúp bạn".
"Bệnh tim mạch có liên quan chặt chẽ tới yếu tố gen", bác sĩ Haythe nói. "Vì thế, bạn nên nói chuyện với gia đình để tìm hiểu xem họ đã từng mắc hoặc chưa bị bệnh gì. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ phân loại nguy cơ giúp bạn".
Khi biết bạn đang phải đối mặt với nguy cơ gì, bác sĩ sẽ sớm phát hiện ra các vấn đề và giúp trái tim của bạn khỏe mạnh hơn trong nhiều năm sau đó.
(Tổng hợp)