MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Manulife Việt Nam: Việt Nam cần thu hẹp nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng

31-08-2021 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

CEO Manulife Việt Nam: Việt Nam cần thu hẹp nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng

Theo ông Sang Lee, CEO Manulife Việt Nam, dân số Việt Nam đang già hóa, và Việt Nam đang đối mặt với nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tài chính.

Nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng lên đến hàng tỷ, có thể hàng nghìn tỷ đô la

Được xem là nền kinh tế hoạt động tốt nhất Châu Á trong đại dịch Covid-19 năm 2020, với dân số trẻ năng động, các chương trình xóa đói giảm nghèo hiệu quả cùng tiềm năng phát triển lớn để tiếp tục đi lên, Việt Nam hiện tại đang thể hiện một bức tranh đầy hứa hẹn. Ít ai có thể phủ nhận những thành quả của Việt Nam trong năm qua, khi mà chính phủ không chỉ tạo ra các cơ hội cho đầu tư mới mà còn ứng phó xuất sắc với cuộc chiến chống Covid-19.

Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng Việt Nam không tồn tại những thách thức. Bất chấp sự tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam đang đối mặt với sự già hóa của dân số, điều mà các quốc gia đang phát triển của châu Á cũng đang phải đối mặt. Theo thống kê, đến năm 2055, sẽ chỉ có 2,1 người trong độ tuổi lao động làm việc để nuôi một người lớn tuổi. Theo báo cáo năm 2019 của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, cứ 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên vào năm 2035. Điều này sẽ khiến Việt Nam trở thành một trong 3 nước Đông Nam Á duy nhất có tỷ lệ người cao tuổi trên 20%, cùng với Singapore và Thái Lan. Nó cũng có nghĩa rằng nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng vốn đã rất lớn nay có thể trở nên lớn hơn nếu không có sự thúc đẩy mạnh hơn từ các quỹ hưu trí và sự hỗ trợ ​​của chính phủ. Ngành bảo hiểm, cùng với các cơ quan nhà nước và các lĩnh vực khác, có trách nhiệm giúp tìm ra các giải pháp để cải thiện vấn đề này.

Theo Tổ chức Swiss Re, nhu cầu bảo hiểm nhân thọ chưa được đáp ứng của Việt Nam ước tính lên tới 1,8 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong khi nhu cầu bảo hiểm y tế chưa được đáp ứng là khoảng 36 tỷ đô la Mỹ vào năm 2017. Cả hai con số này sẽ cao hơn bây giờ. Và như thế, chúng ta có thể dự đoán rằng nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng tại Việt Nam có thể lên tới hàng trăm tỷ, hoặc hàng nghìn tỷ đô la.

Vấn đề hưu trí còn phức tạp hơn bởi thực tế là hơn 56% tổng số lao động là phi chính thức khiến họ có thể không được nhận trợ cấp lương hưu từ nhà nước. Ở Việt Nam, việc con cái chu cấp cho bố mẹ khi về già vẫn đang phổ biến nhưng xu thế này đang giảm dần đi và ngày càng có nhiều người không còn mong đợi nhận được sự hỗ trợ này nữa. Tất cả những điều này cho thấy rằng nếu không có hành động cần thiết, khoảng 16,4 triệu người cao tuổi - tức 79% trong số 20,7 triệu người cao tuổi trên tuổi nghỉ hưu theo luật định vào năm 2030 - có nguy cơ không nhận được trợ cấp lương hưu.

Tuổi tác và chi phí chăm sóc sức khỏe đi đôi với nhau theo xu hướng tăng dần

Theo số liệu từ Global AgeWatch Insight cho thấy đến năm 2050, trung bình nam giới sẽ sống đến 77,2 tuổi và nữ giới là 83,2 tuổi.

Khi con người lớn tuổi hơn, nhu cầu và chi phí chăm sóc sức khỏe của họ cũng tăng lên. Tại Việt Nam, trong 20 năm qua, chi phí chăm sóc sức khỏe đã tăng vọt và không có dấu hiệu chậm lại. Từ năm 2000 đến năm 2017, chi phí chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người hàng năm đã tăng gần 700%. Năm 2017, chi phí chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người hàng năm là 130 đô la Mỹ, tương đương 5,53% GDP, so với 19 đô la Mỹ và 4,85% vào năm 2000.

Thách thức về hưu trí và chăm sóc sức khỏe ngày càng đè nặng lên tầng lớp trung lưu, chủ yếu là thế hệ Millennials. Trong Khảo sát Manulife Asia Care Survey được công bố vào tháng 2 năm 2021, kết quả cho thấy ở Việt Nam, những lo lắng về tài chính ngày càng lan rộng và nhiều người đang tìm hiểu xem họ có đủ tiền tiết kiệm để nghỉ hưu hay không, với 79% nói rằng kế hoạch nghỉ hưu đã trở nên quan trọng hơn đối với họ kể từ khi COVID-19 bắt đầu.

Trong khi Chính phủ đang tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô, thì các tổ chức bảo hiểm có thể là một tuyến phòng thủ hiệu quả giúp đối phó với rủi ro già hóa bằng cách mở rộng phạm vi sản phẩm giúp cho người dân có tài chính ổn định và một lối sống thoải mái hơn trong những năm về già. Điều này cũng giúp các cá nhân có thể trở thành một phần của giải pháp thông qua việc thiết lập kế hoạch tài chính để đạt được tự do tài chính theo cách đơn giản hơn.

Một sản phẩm để giải quyết mọi nhu cầu của thế hệ Millennials

CEO Manulife Việt Nam: Việt Nam cần thu hẹp nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát của Manulife Asia Care Survey cho thấy rằng Việt Nam có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm liên kết đầu tư được thiết kế để giải quyết những mối quan tâm cụ thể của người dân.

Để đáp lại phản hồi của khách hàng, Manulife Việt Nam đã và đang nỗ lực để lấp đầy khoảng trống bằng sản phẩm liên kết đầu tư (Investment-linked product - ILP). Ngày càng có nhiều sự quan tâm đối với các sản phẩm ILP ở Việt Nam nhờ sự ưu việt khi sản phẩm cung cấp các quyền lợi đầu tư, tích lũy và bảo vệ trong một hợp đồng quy nhất. Mục tiêu của các sản phẩm này có thể khác nhau, nhưng thông thường chúng cung cấp cho khách hàng động lực để tiết kiệm trong dài hạn, đặc biệt là cho mục đích nghỉ hưu.

Sản phẩm ILP mới của Manulife Việt Nam với tên gọi Món Quà Tương Lai mang đến sự linh hoạt cho những ai đang tìm kiếm một kế hoạch hưu trí trong tương lai đáp ứng nhu cầu đầu tư ổn định và bảo vệ sức khỏe. Nó bổ sung cho những gì còn thiếu của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Đối với những người được hưởng, BHXH hỗ trợ mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng trong thời gian đóng, tăng 2% điểm phần trăm một năm và giới hạn 75%. Thời hạn thanh toán tối đa là 20 năm.

Trong số 9 quỹ đầu tư mà Món Quà Tương Lai mang đến cho khách hàng, ba quỹ đầu tư thời gian mục tiêu mới mang tên Hưng Thịnh được thiết kế để tối ưu hóa danh mục đầu tư của khách hàng theo thời gian. Cơ chế của ba quỹ Hưng Thịnh là phân bổ tự động các loại tài sản nhằm xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn của khách hàng như giai đoạn nghỉ hưu hoặc mong muốn rút tiền từ năm 2035, 2040 hoặc 2045. Bên cạnh các khoản thưởng định kỳ và đặc biệt, sản phẩm cung cấp quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi bảo hiểm thương tật trước các sự kiện không lường trước, cũng như quyền lợi bảo hiểm y tế cho cả gia đình.

CEO Manulife Việt Nam: Việt Nam cần thu hẹp nhu cầu bảo hiểm hưu trí chưa được đáp ứng - Ảnh 2.

Rõ ràng là có rất nhiều điều cần cân nhắc khi mua một sản phẩm liên kết đầu tư, chẳng hạn như: Sản phẩm nào phù hợp với bạn? Bạn cần gói bảo hiểm nào? Quỹ đầu tư nào phù hợp nhất với khẩu vị rủi ro của bạn? Đội ngũ cố vấn tài chính được đào tạo chuyên nghiệp của chúng tôi sẵn sàng trợ giúp, cung cấp các giải pháp và sự tư vấn phù hợp dựa trên nhu cầu của khách hàng. Đây là một phần quan trọng trong cách chúng tôi cung cấp cho khách hàng sự tự tin để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn.

Với thực tế tuổi thọ ngày càng cao, chi phí sinh hoạt và nâng cao cuộc sống gia tăng, Món Quà Tương Lai là công cụ hỗ trợ đắc lực cho thế hệ trẻ khi họ nhận ra tầm quan trọng của việc lập kế hoạch nghỉ hưu. Sản phẩm cung cấp các lợi ích tài chính cụ thể, đồng thời giúp giảm bớt các gánh nặng trong cuộc sống, mang lại cho họ sự tự do tài chính để chinh phục được các mục tiêu tương lai tốt hơn.

Theo ông Sang Lee, CEO Manulife Việt Nam. 

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên