CEO TalentNet nêu 3 thách thức của người tìm việc trong 2022: Đừng nghĩ mình giỏi thì phải được cái này, cái kia, "giá" của một người lao động không chỉ ở lương!
"Các bạn hãy tạo cho bản thân cơ hội ‘Cho trước nhận sau’. Nhiều khi các bạn tài năng thật, nhưng có tư duy ‘giá mình’ như vậy mình phải được cái này, cái kia, nhưng tôi nghĩ cái giá ở một người lao động không phải chỉ lương người đó đang nhận", bà Tiêu Yến Trinh - CEO TalentNet chia sẻ.
- 10-01-20224 lần hẹn hò qua mai mối nhưng không tìm được bạn trai lương trên 8.000 USD, quản lý ngân hàng 39 tuổi đòi lại tiền dịch vụ: Tôi không hài lòng với sự "thiếu chuyên nghiệp"!
- 10-01-2022Rất nhiều người đang cảm thấy: Đi làm mãi không hết việc, sếp có cảm giác trả lương quá cao nên luôn đòi hỏi nhưng thưởng ở đâu, có thể thăng tiến không?
- 05-01-2022Cử nhân tốt nghiệp loại ưu, bỏ việc nhà nước để bán thịt lợn: Ngủ 3 tiếng/ngày, bán thịt 3 ngày bằng lương công chức cả tháng
Chia sẻ trong một video bên lề chương trình "Cơ hội cho ai – Whose Chance?", bà Tiêu Yến Trinh - CEO TalentNet - nhận định có 3 thách thức đối với người lao động trong năm 2022. Cụ thể:
1- Thị trường bây giờ không tuyển dụng theo kinh nghiệm làm việc hay theo đúng ngành, mà các nhà tuyển dụng có xu hướng tuyển theo kỹ năng, tiềm năng và năng lực của ứng viên.
Theo bà Trinh, về mặt giáo dục, các trường đại học của Mỹ đào tạo không theo ngành này, ngành kia mà sẽ theo nhu cầu, đam mê, năng lực của người học, để họ khi ra trường có thể chọn bất cứ ngành nào nào.
"Với doanh nghiệp, xu hướng sắp tới là tuyển dụng theo năng lực và kỹ năng rất nhiều", bà Trinh nói.
Bà Tiêu Yến Trinh - CEO TalentNet.
"Vì thế tôi nghĩ hãy mở rộng tầm nhìn của mình rộng hơn ở nhiều ngành nghề khác nhau, chứ không phải chỉ xoay vô một ngành. Đợt dịch vừa rồi, ngành du lịch cực khó khăn, nhưng rõ ràng các bạn trong ngành Du lịch được đào tạo nhiều, kỹ năng trong ngành dịch vụ rất tốt, có kỹ năng giao tiếp tốt cả tiếng Anh, tiếng Việt. Những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ như Bảo hiểm, Ngân hàng, Giáo dục… hoàn toàn có thể tuyển rất nhiều tài năng ở ngành Du lịch. Đó là nguồn lực vô cùng hấp dẫn".
Bà Trinh cũng khuyến nghị người lao động không nên giới hạn mình ở một ngành. Ví như các bạn đang trong ngành du lịch, có thể trong sâu thẳm rất yêu ngành, có thể quay trở lại sau, nhưng có thể mở ra, gõ cửa những ngành khác trong ngành dịch vụ để tạo nhiều cơ hội hơn, học về dịch vụ khách hàng, học về kỹ năng bán hàng, học về các tệp khách hàng...
"Có quá nhiều thứ có thể mở ra cho bản thân mình, không nên giới hạn bản thân mình ở ngành nữa, ở nghề nữa, mà hãy xem rộng hơn ở xã hội, cộng đồng, thị trường của mình", bà Trinh nói.
2- Giờ các doanh nghiệp chọn lựa những nhân tố giỏi bước vào tổ chức của mình để có thể phát triển hơn nữa chứ không chỉ làm đúng vị trí đó. Do đó, năng lực tự học, phát triển bản thân, bước ra khỏ vùng an toàn (comfort zone) cũng như các kỹ năng phải học hỏi rất nhiều.
Một số kỹ năng bà Trinh nhận định "rất quan trọng" như Critical Thinking (Tư duy phản biện), Problem Solving (Giải quyết vấn đề), và đặc biệt kỹ năng Giao tiếp, Hợp tác, Thấu cảm, kỹ năng EQ để tạo sự ảnh hưởng…
"Giờ tất cả đều online, cái khác biệt nằm ở chỗ làm sao đi với con người hiệu quả nhất, và đặc biệt Digital Skill và tiếng Anh sau này sẽ là những kỹ năng cơ bản", bà Trinh bổ sung.
3- "Cho trước nhận sau"
"Tôi nghĩ các bạn hãy tạo cho bản thân cơ hội ‘Cho trước nhận sau’. Nhiều khi các bạn tài năng thật, nhưng có tư duy ‘giá mình’ như vậy mình phải được cái này, cái kia, nhưng tôi nghĩ cái giá ở một người lao động không phải chỉ lương người đó đang nhận, mà gồm 2 phần", bà Trinh nói.
Bên cạnh lương, thu nhập đang được trả, người lao động còn có cơ hội việc làm, môi trường đó cho mình nâng cao năng lực, khám phá bản thân, mở rộng khu vực, có góc nhìn rộng hơn thì cái "giá" tự động cộng lại cao hơn rất nhiều so với lương của mình.
"Cho nên hãy lăn xả, chọn lựa nơi mình có thể tỏa sáng, thể hiện bản thân, và phải thể hiện trước. Chắc chắn những doanh nghiệp tốt muốn giữ người, họ sẽ ghi nhận và tưởng thưởng xứng đáng".
"Cuối cùng, tôi nghĩ giá trị hướng về con người, hướng về sự thấu cảm với người khác không chỉ ở vai trò người tuyển dụng, mà cả người lao động cũng vậy. Đồng cảm, thấu hiểu người khác, chia sẻ với cộng đồng, lan tỏa được những hoạt động giúp nhau trong xã hội, thì đó là một hành trình hạnh phúc, và tôi nghĩ điều đó không mua được bằng tiền", CEO TalentNet đúc kết.
Doanh nghiệp và Tiếp thị