Cha đẻ của icon mặt cười nổi tiếng chỉ được trả... 1 triệu đồng, không hề có một xu tiền bản quyền
Đây là nỗi bất hạnh với vô số người làm sáng tạo vào thế kỷ 20.
- 19-07-2020Cuộc đời những người trúng số Vietlott: Chàng thợ hồ, chị bán bún... bỗng chốc thành tỷ phú nhưng vẫn canh cánh nỗi lo tiêu hoang rồi khánh kiệt
- 19-07-2020Đời người trở nên tốt đẹp hơn, bắt đầu từ việc đọc sách
- 19-07-2020Tương lai của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của cha mẹ: Kịp thời chấn chỉnh tính xấu, định hình một khuôn phép đúng đắn là cách tạo nền móng bền vững cho con
Biểu tượng mặt cười có lẽ không ai là không biết tới, thậm chí tuổi đời của nó gắn liền với sự phát triển của internet.
Tuy nhiên, icon mặt cười không phải tự dưng mà có, nó là sản phẩm huyền thoại của 1 người đàn ông tên là Harvey Ball.
Harvey Ball, cha đẻ của biểu tượng mặt cười trường tồn cùng internet
Vào năm 1963, ông Ball miêu tả biểu tượng mặt cười là: "Một hình tròn màu vàng, có 2 chấm đen làm mắt, 1 đường vòng cung làm miệng..."
Và thế là, nó trở thành 1 phần của internet nhưng đáng buồn rằng, ông Ball chỉ được trả đúng 45 USD (với thời giá hiện tại là hơn 1 triệu đồng) theo yêu cầu thiết kế của khách hàng.
Trên thực tế, người nghệ sĩ tự do đến từ Massachusetts chỉ mất chừng 10p để tạo ra 1 phần quan trọng trong văn hóa đại chúng hiện đại. Chỉ tiếc là quá ít người biết tới công lao của ông.
Nhiều năm về sau, có vô số cá nhân và doanh nghiệp đã lợi dụng biểu tượng mặt cười của ông để kiếm lời dù không có sự cho phép, Ball không hề nhận được tiền bản quyền.
Thậm chí ký giả trẻ tuổi người Pháp Franklin Loufrani còn trắng trợn đăng ký bản quyền sau khi phát hiện ra tiềm năng marketing của nó.
Đến năm 1971, biểu tượng mặt cười "nhận vơ" của Loufrani đã được xuất bản trên nhiều mặt báo tiếng Pháp.
Tiếp theo, Nicolas Loufrani lập nên công ty The Smiley để thu phí quyền sử dụng biểu tượng mặt cười.
Theo ước tính, The Smiley thu về 500 triệu USD/năm từ việc ký kết hợp đồng sử dụng biểu tượng mặt cười với các nhãn hàng nổi tiếng như Nutella, McDonald’s, Coca Cola, Dunkin’ Donuts và Nivea.
Nicolas Loufrani
Dù được cho là người có công quảng bá và thương mại hóa biểu tượng mặt cười, Loufrani vẫn bị dư luận chỉ trích vì trắng trợn ăn cắp chất xám của Harvey Ball.
Vào năm 2001, cha đẻ của biểu tượng mặt cười qua đời ở tuổi 79.
Và cho đến thời điểm đó, ông vẫn không nhận được bất cứ khoản lợi tức nào trừ 45 USD tiền công còm cõi trong quá khứ. Tuy nhiên, người thân của Ball chia sẻ rằng, ông không hề tiếc nuối vì biểu tượng mặt cười đã được sử dụng đúng mục đích.
"Cha tôi không phải người bị điều khiển bởi tiền, những gì ông tạo ra là vô giá và sẽ tồn tại mãi mãi", con trai của ông Ball nói với báo giới.
Theo The Hustle
Nhịp sống Việt