Cha mẹ thay đổi cách nuôi nấng, tương lai con rộng mở
Lẽ thường, cha mẹ mong muốn đem những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Nhưng không ít bậc cha mẹ đã yêu thương con sai cách, khiến trẻ bị hủy hoại cả tuổi thơ, trưởng thành trong sự tổn thương.
- 31-05-2023Giáo viên lâu năm tiết lộ số phận bất ngờ của những học sinh từng học kém nhất lớp: Thành công không có thang đo như điểm số
- 30-05-2023Học trường chuyên để làm gì? Quan điểm của thầy giáo nổi tiếng được nhiều phụ huynh đồng tình
- 28-05-2023Bố mẹ chi gần 9 tỷ đồng du học, cô gái 30 tuổi nhẩm tính làm 19 năm mới đủ “hồi vốn”: Nhiều du học sinh “vỡ mộng” khi về nước vì "lỗ to" bất ngờ
- 27-05-2023Không thi cử, không có bài tập về nhà nhưng tại sao nền giáo dục của quốc gia này vẫn dẫn đầu thế giới?
- 27-05-2023“Con luôn đứng cuối lớp và không có hứng thú học tập” - 2 cách xử lý sau mang lại kết quả khác biệt
Nhiều bậc cha mẹ thích làm mọi việc thay con, cho rằng đó là “vì lợi ích của con cái”. Nhưng họ không biết rằng điều quan trọng nhất là để con có quyền quyết định.
Có một gia đình phàn nàn rằng con của hộ giống như “người gỗ”, cả ngày bơ phờ, không có sức sống. Trước đây cậu bé từng rất năng động nhưng đến bây giờ, cậu thậm chí chẳng còn thiết tha với những môn thể thao yêu thích.
Sau khi đến hỏi chuyên gia, bố mẹ của cậu mới giật mình nhận ra nguyên nhân. Lý do là bởi, cặp đôi lên kế hoạch cho con từ những điều nhỏ nhất như lịch trình học tập đến ngày mai mặc bộ quần áo nào. Cứ cách một khoảng thời gian, họ sẽ nhắc nhở, thúc giục con trai.
Cậu bé không phản đối, hoàn thành hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác mà không nói một lời. Mọi thời gian đều do bố mẹ sắp xếp, lựa chọn. Điều duy nhất cậu cần làm là hoàn thành kế hoạch mà cha mẹ đã đề ra.
Julie Lythcott-Haims - cựu trưởng khoa tại Đại học Stanford - đặt tên cho hiện tượng này là "giáo dục theo danh sách kiểm tra". Khái niệm này có nghĩa là cha mẹ đưa ra mọi quyết định cho con cái của họ và bọn trẻ chỉ làm theo.
Loại hình giáo dục này có vẻ có tổ chức, khoa học và hợp lý, giống như hoàn thành tất cả các kế hoạch. Nhưng thực tế, lối giáo dục kiểu liệt kê không chỉ tước đi quyền lựa chọn của trẻ mà còn lấy đi cả tâm hồn của chúng.
Những đứa trẻ được “trải thảm”, lớn lên sẽ đánh mất chính mình
Trên Zhihu có một chủ đề: "Cuộc sống bị cha mẹ tước quyền lựa chọn thật đáng buồn làm sao?"
Có một bình luận như sau được nhiều người chú ý: “Sau khi trưởng thành, tôi mới nhận ra rằng tôi, người đã mất đi quyền lựa chọn, cũng đã đánh mất chính mình”.
Người đàn ông này cho biết sau tốt nghiệp và bắt đầu đi làm, cuộc sống của anh bắt đầu xuống dốc. Anh không biết bắt đầu từ đâu sau khi lãnh đạo giao nhiệm vụ, vì đã quen với việc có người sắp xếp mọi việc cho mình. Sau hai năm, tất cả những người cùng vào làm với anh đều được thăng chức, tăng lương thậm chí còn trở thành sếp. Anh là người duy nhất giậm chân tại chỗ.
Vài mối tình sau đó của anh cũng kết thúc trong thất bại, lý do chia tay của không gì khác hơn là “không có sự quyết đoán” và “rất nhàm chán”.
Một nghiên cứu của Đại học London, Vương quốc Anh cho thấy, trẻ bị cha mẹ kiểm soát trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến suốt đời. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ kém tự lập và ngày càng phụ thuộc hơn, chỉ số hạnh phúc cũng thấp hơn.
Trên thực tế, những đứa trẻ không có quyền lựa chọn trong thời gian dài cũng sẽ như chim gãy cánh, thường xuyên rơi vào tình trạng hoang mang.
3 gợi ý để cha mẹ tham khảo nuôi con thông thái
1. Hướng dẫn, không định hướng
Người ta nói rằng những bậc cha mẹ thành công nhất là những người giỏi quan sát nhất. Trên con đường trưởng thành của trẻ, điều cha mẹ cần làm không bao giờ là giúp trẻ vạch ra con đường, mà là hướng trẻ đi trên con đường phù hợp nhất.
Họa sĩ truyện tranh nổi tiếng của Trung Quốc Cai Zhizhong thích vẽ và thường vẽ lên tường khi còn nhỏ. Vào thời đại đó, phản ứng của hầu hết các gia đình là trách phạt con mình.
Nhưng mẹ của Cai không làm như vậy, trái lại bà mua một cây cọ vẽ bằng tiền sinh hoạt phí dành dụm được. Sau đó, khi còn học trung học cơ sở, Cai Zhizhong đề xuất bỏ học và toàn thời gian vẽ tranh, và mẹ của ông đã đồng ý. Nhờ vậy, Cai Zhizhong, bậc thầy truyện tranh Trung Quốc, mới ra đời.
Là cha mẹ, điều chúng ta cần làm là lặng lẽ quan sát con cái, tìm kiếm đặc điểm và hướng dẫn để con phát huy tiềm năng của chính mình.
2. Cho phép con thử và sai lầm
Một cuộc khảo sát đã đưa ra câu hỏi: Tại sao cha mẹ thích đưa ra quyết định cho con cái họ? 90% câu trả lời là: Vì bố mẹ sợ con chọn sai, chậm trễ cả đời.
Nhưng đôi khi, cái sai lại là khởi đầu của cái đúng. Nhà giáo dục Đài Loan (Trung Quốc), Lai Nianhua từng nói trong một cuộc phỏng vấn:
"Tôi rất biết ơn cha tôi, vì ông đã cho phép tôi thử sức và thay đổi. Điều đó đã tạo nên tôi của ngày hôm nay."
Ban đầu Lai Nianhua nghĩ rằng mình thích nghệ thuật, vì vậy cha của bà luôn ủng hộ và gửi con gái sang Pháp để học thêm.
Sau đó, bà trở thành một giáo viên nghệ thuật. Nhưng chỉ một thời gian sau, bà đột nhiên phát hiện ra rằng công việc này không phải là điều bản thân thực sự yêu thích, cũng không phải là điều mình giỏi nhất.
Đó là lý do tại sao bà bắt đầu nghiên cứu tâm lý học và trở thành một nhà giáo dục nổi tiếng đương thời. Bà luôn tin rằng cho phép mình thử và phạm sai lầm là món quà tuyệt vời nhất mà cha đã tặng cho mình.
Bởi vì chỉ khi biết con đường nào sai, chúng ta mới có thể tìm ra con đường đúng.
3. Hạ thấp kỳ vọng thay vì lo lắng thái quá
Nhiều nhà giáo dục đã chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất của các bậc cha mẹ đương thời là sự lo lắng thái quá. Vì lo lắng, các bậc phụ huynh cố gắng hết sức để lên kế hoạch và quyết định mọi việc thay con để con tránh đi đường vòng.
Nhưng sự lo lắng như vậy sẽ chỉ mang lại áp lực cho trẻ, chỉ có hạ thấp kỳ vọng thì trẻ mới có thể phát triển tốt hơn.
Lựa chọn tạo nên cuộc sống. Con trẻ phải đối diện với vô vàn những lựa chọn lớn nhỏ trong cuộc đời. Cha mẹ hãy dạy con kỹ năng lựa chọn càng sớm càng tốt để khi một mình đối diện với khó khăn, trẻ không cảm thấy hoang mang, lo sợ mà sẽ đưa ra quyết định khôn ngoan.
Theo Aboluowang
Trí thức trẻ