Chân dung startup đang chế tạo phương tiện giúp đi từ New York tới Paris trong 90 phút
Đây là bước khởi đầu trong hành trình chế tạo chiếc máy bay có khả năng chở 20 hành khách ở tốc độ nhanh gấp 5 lần âm thanh.
- 21-08-2023‘Startup khủng long’ một thời Uber: Nhà đầu tư rót 21 tỷ USD, chờ đợi 14 năm mới lần đầu báo lãi bèo bọt, tương lai ra sao vẫn là dấu hỏi lớn
- 12-08-2023Khủng hoảng phá sản giới startup: Nhà đầu tư ồ ạt rút vốn, 12 tháng tới sẽ còn khó khăn hơn
- 10-08-2023Cổ phiếu giảm 99%, hiện còn gần 0 USD, điều gì xảy ra với startup một thời danh giá nhất nước Mỹ?
Bên trong nhà máy rộng lớn của startup Hermeus tại Atlanta, một khung nhôm dài 40 feet (12m) đang được đặt ngay ngắn. Đây là nguyên mẫu chiếc máy bay không người lái có tên Quarterhorse, dự kiến bắt đầu đi vào thử nghiệm mặt đất vào tháng 9 này.
Theo Giám đốc điều hành Hermeus AJ Piplica và một số nhà đồng sáng lập, Quarterhorse là bước khởi đầu trong hành trình họ hướng tới một mục tiêu táo bạo: chế tạo chiếc máy bay có khả năng chở 20 hành khách ở tốc độ nhanh gấp 5 lần âm thanh.
Nếu thành công, quãng đường từ New York đến Paris sẽ được rút ngắn xuống còn 90 phút - bước tiến lớn so với 7 tiếng rưỡi tiêu chuẩn của một chuyến bay thương mại hiện tại.
Đã 20 năm kể từ khi chuyến bay phản lực siêu thanh của Concorde thất bại. CEO Piplica thừa nhận Hermeus phải đối mặt với rất nhiều những thách thức về kỹ thuật.
“Đây là những thách thức vô vùng khó khăn. Bạn sẽ không thể huy động hàng tỷ USD để phát triển một chiếc máy bay chở khách”.
Piplica sau đó tìm ra giải pháp chứng minh công nghệ của mình phần lớn dựa vào phía chính phủ - những người nhanh chóng muốn sở hữu lợi thế trong việc trang bị tên lửa siêu thanh cơ động.
Theo Forbes, Hermeus đã giành được một hợp đồng trị giá 30 triệu USD từ chính phú Mỹ. Chuyến bay đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2024, với tổng chi phí phát triển ước tính chưa đến 100 triệu USD.
Darkhorse - chiếc máy bay không người lái thứ hai được Hermeus kỳ vọng bay thử nghiệm vào năm 2026, cũng đang được lên kế hoạch ứng dụng làm phương tiện thử nghiệm giám sát và tấn công tầm xa.
Nếu thành công, vào thời điểm Hermeus bắt đầu chế tạo Halcyon, hãng này sẽ có thể chế tạo lần lượt từ 6-10 nguyên mẫu của Quarterhorse và Darkhorse, đồng thời tìm ra giải pháp cho nhiều các chuyến bay tốc độ cao khác nhau. Khi đó, Hermeus sẽ “xây dựng được một nền tảng tài chính đủ mạnh để đầu tư chuyển đổi sang Halcyon mà không cần đến dòng vốn tư nhân khổng lồ”.
Mục tiêu đầy tham vọng đã giúp Hermeus lọt danh sách 25 công ty đầu tư mạo hiểm của Forbes, song vẫn có ý kiến cho rằng mục tiêu đưa máy bay siêu thanh vào hoạt động là một nhiệm vụ vô cùng khó. Khó ở chỗ, công ty này phải chế tạo được một thứ gì đó có thể duy trì tốc độ và áp suất, đồng thời tái sử dụng được.
Ngoài Hermeus, một số người chơi khác cũng đang theo đuổi cơ hội. Stratolaunch, trước đây được hậu thuẫn bởi cố tỷ phú Microsoft Paul Allen, đang phát triển phương tiện siêu thanh tự hành chạy bằng tên lửa. Đầu năm nay, Đơn vị Đổi mới Quốc phòng cũng trao hợp đồng cho công ty Hypersonix và Phòng thí nghiệm Tên lửa Vũ trụ Fenix của California để phát triển các bệ thử nghiệm siêu thanh.
Được thành lập bởi những cựu nhân viên SpaceX, Blue Origin và Generation Orbit, Hermeus đặt mục tiêu bay thử mẫu máy bay tái sử dụng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ này. Quarterhorse, phương tiện được chế tạo từ titanium, sẽ là chiếc máy bay đầu tiên trang bị hệ thống đẩy TBCC.
Được biết, động cơ TBBC hoạt động tương tự động cơ trên máy bay trinh sát SR-71 Blackbird nổi tiếng. Hệ thống sử dụng một động cơ tuabin phản lực thông thường để đẩy phương tiện tới tốc độ đủ cao và tạo điều kiện cho động cơ phản lực hoạt động.
“Chúng tôi tập trung vào hạng thương gia và hạng nhất, sau đó xem xét một số thông số như tốc độ và chi phí vận hành. Chúng tôi kỳ vọng nó sẽ sinh lời với mức giá hiện nay”, CEO Hermeus nói.
Theo: Forbes
Nhịp sống thị trường