MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung vị CEO kỳ lạ của Goldman Sachs: Tự mua cafe đến văn phòng, đi làm bằng tàu điện ngầm, cuối tuần "chìm đắm" trong đam mê làm DJ

12-12-2019 - 09:00 AM | Tài chính quốc tế

David Solomon - CEO của Goldman Sachs, không giống như những giám đốc điều hành cấp cao thường thấy. Năm ngoái, thu nhập của ông là 23 triệu USD, nhưng kể từ khi nắm quyền điều hành tại mảng ngân hàng đầu tư, thế chỗ của Lloyd Blankfein hồi tháng 10/2018, thì ông vẫn là một nhân vật đặc biệt của Phố Wall.

Chẳng hạn, Solomon, 57 tuổi, có một cái tên khác vào cuối tuần, đó là "D-Sol". Đó là thời điểm ông "chìm" vào đam mê của mình là làm DJ tại các quán bar ở New York, Miami và Bahamas. Chưa dừng ở đó, ông còn đi làm bằng tàu điện ngầm ở New York và thường tự mua cafe tới văn phòng.

Mới đây, trả lời phỏng vấn với Fortune, ông cho biết: "Tại sao bạn lại không đi tàu điện ngầm? Phương tiện này giúp bạn di chuyển nhanh chóng và hiệu quả. Thị trưởng của New York - Bill de Blasio có thể đi tàu điện ngầm, vậy tại sao CEO của Goldman Sachs lại không thể?"

Chân dung vị CEO kỳ lạ của Goldman Sachs: Tự mua cafe đến văn phòng, đi làm bằng tàu điện ngầm, cuối tuần chìm đắm trong đam mê làm DJ - Ảnh 1.

Theo Fortune, các thành viên hiện tại trong hội đồng quản trị của Goldman Sachs không hài lòng với việc Solomon thường đi tàu điện ngầm. Tuy nhiên, điều đó cũng không có tác động đến ông ấy. Cũng giống như việc ông làm DJ đã trở thành "mỏ vàng" cho giới truyền thông, thì giờ đây những lời phản đối của hội đồng quản trị cũng không còn nữa.

Lần đầu tiên Solomon được New York Times tiết lộ có "nghề tay trái" là DJ vào năm 2017, khi đó ông là đồng chủ tịch của Goldman Sachs và đang trong quá trình được xem xét bổ nhiệm làm CEO. Solomon cho biết một số cộng sự đã khuyên ông nên bỏ chiếc "tai nghe" nếu muốn đảm nhiệm vị trí này và bản thân ông cũng lo ngại rằng nhiều người nhìn nhận ông một cách nghiêm túc. Ông chia sẻ: "Tôi suy nghĩ một lúc, rằng 'Tôi có thể làm điều này hay không?' Nhưng với sự ủng hộ của Blankfein, tôi quyết định vẫn gắn bó với công việc đó."

Vị CEO của một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ giãi bày: "Bạn biết không, đó chính là con người tôi và không ai có thể cản tôi không được chơi golf. Và tại sao tôi lại không nên làm điều đó, chỉ bởi tôi là một CEO hay sao?" Được biết, toàn bộ thu nhập từ công việc DJ ông đều sử dụng để làm từ thiện.

Hiện tại, khi đã trở thành "đầu tàu" của Goldman Sachs, Solomon muốn đảm bảo rằng ông được tôn trọng và ngưỡng mộ, chứ không phải là sợ hãi hay đố kị. Việc tự đi mua cafe và xuất hiện bất ngờ ở các cuộc họp cả ngày chính là những điều nhỏ nhặt để ông thể hiện điều đó. Hơn nữa, ông cũng cho phép các đồng nghiệp và khách sắp xếp cuộc hẹn mà không cần thông qua nhân viên lễ tân, họ chỉ cần đến và gõ cửa phòng làm việc. Hồi tháng 3, Solomon cũng thông báo ông nới lỏng quy định về trang phục của công ty, các nhân viên có thể mặc vest và cà vạt tuỳ ý.

Ngoài văn hoá công ty, thì năm đầu tiên đảm nhiệm vị trí CEO của Solomon cũng gặp phải nhiều thách thức. Tổng doanh thu của Goldman Sachs đã giảm đáng kể từ năm 2010, khi các loại tài sản như trái phiếu và hàng hoá sụt giảm xuống mứng 37% trong doanh thu thuần, trong khi năm 2009 con số này là 72%.

Ngoài ra, Solomon cũng được giao nhiệm vụ lãnh đạo bộ phận ngân hàng thương mại của Goldman. Hồi tháng 8, Goldman cho ra mắt thẻ tín dụng đầu tiên hợp tác với Apple. Kể từ đó, ngân hàng này đã cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD đối với các chủ sở hữu thẻ Apple, một số trong đó lại không có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng ở dưới mức trung bình. Gần đây, Solomon đã phản đối những cáo buộc về tình trạng phân biệt giới tính của lập trình viên tạo ra ứng dụng Basecamp - David Heinemeier Hansson, khi nhà cho vay này đưa ra định mức sử dụng Apple Card.

Chưa dừng ở đó, đời tư của Solomon cũng rắc rối không kém. Vụ ly hôn của ông đã đi đến kết thúc vào năm 2018 và trong tuần thứ 2 làm CEO, trợ lý cũ của ông đã tự sát khi bị buộ tội ăn cắp rượu với tổng trị giá lên tới 1,2 triệu USD từ bộ sưu tập của ông. 

Tuy nhiên, dù có điều hành một ngân hàng đầu tư hay gặp phải nhiều vấn đề không tích cực trong quá khứ, thì ông vẫn nói: "Nếu tôi đã quyết định làm điều gì mình muốn, thì tôi vẫn nỗ lực thực hiện. Ý của tôi là, tôi sẽ cố gắng với khả năng cao nhất, hoặc sẽ không làm gì cả."

Tham khảo CNBC

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên