Chàng công sở "đầu băm" vẫn chênh vênh dù lương tháng 70 triệu: Tiền có quan trọng bằng sự bình yên và hạnh phúc?
Mỗi lựa chọn đều sẽ đưa chúng ta đến một con đường khác nhau - cho nên, nếu muốn thắng lớn chúng ta không thể chọn cách an nhàn và ổn định quá sớm.
- 27-08-202099% người nghèo không biết tới 4 nguyên tắc tiền bạc này và luôn tiêu sạch số tiền mình có
- 26-08-2020Tranh thủ lúc đông khách "ăn quỵt" tiền hàng, cô gái không ngờ lại đánh mất đi 1 thứ vô cùng giá trị
- 26-08-2020Tiền đặt sai chỗ sẽ biến thành rác, nhân tài sai vị trí sẽ thành kẻ vô dụng: Quy tắc 5 giờ biến một người bình thường thành người "đáng gờm"
Ở ngưỡng cửa của tuổi 30, người ta thường bắt đầu lo lắng và có những nghĩ suy xoay quanh câu chuyện cuộc sống và công việc. Sự nghiệp ở tuổi 30 là một cột mốc, đánh dấu sự chuyển mình lớn lao mà nếu sai đường, lạc lối, cái giá phải trả đôi khi không hề nhỏ một chút nào.
Sự mông lung ở tuổi 30 là điều mà không ít người làm trong môi trường văn phòng, công sở buộc phải trải qua. Và rồi những quyết định được đưa ra ở thời điểm này sẽ phần nào định hướng con đường sự nghiệp vài chục năm về sau.
Hoang mang với những đường hướng bản thân có, chọn ổn định an nhàn hay dấn thân với đam mê để cháy hết mình là sự cân nhắc mà một chàng trai văn phòng ở ngưỡng sắp sang tuổi băm phải đối mặt. Câu chuyện được anh chia sẻ trên một hội nhóm được đông đảo dân văn phòng quan tâm trên mạng xã hội như sau:
“Mình là Nam, 30 tuổi, học FTU, hiện giờ làm cho VPDD công ty nước ngoài, thu nhập khoảng 70 triệu trong hai năm trở lại đây, trước đó thì thấp hơn tí. Công ty mình có mỗi 3 người Việt (2 nữ với mình) với 1 sếp nước ngoài nhưng sếp trẻ nên mình quản lý hết tất tần tật công việc.
Hiện giờ mình rất mất động lực làm việc, nhất là nhân viên trước đó thì mình tâm huyết chỉ bảo, giờ nó biết việc rồi lại bật lại tanh tách, công việc là sales mà toàn mình gánh những khách khó chiều, khách dễ chỉ ngồi nhà chăm sóc thì cho bọn nó hết. Hiện giờ làm sao cho nó biết sợ mình đây?
Thứ hai nữa là mình rất muốn đi ra làm riêng, hoặc là nhập hàng Trung Quốc bán hoặc làm phân phối nội địa cho công ty mình. Nhưng bây giờ, cả hai đều yêu cầu vốn lớn, mà mấy năm nay mình vừa làm nhưng trả nợ cho gia đình và nuôi em ăn học cũng không dư dật là bao. Hiện giờ cũng già rồi nên tinh thần chinh chiến kém hẳn, lười đi nhiều, thêm nữa người yêu cứ kiểu không ủng hộ.
Trước thì thông cảm nhưng bây giờ yêu lâu rồi nên kiểu cứ muốn mình ổn định, không ủng hộ hoài bão hay thông cảm gì cho mình cả. Công việc hiện tại thì đi nhậu nhẹt nhiều, thứ 7 và Chủ Nhật vẫn đi ngoại giao, gặp khách khứa làm ngoài mà người yêu cứ nổi điên lên, mình giải thích nhiều nhưng không thông cảm được. Chia sẻ ra đây thấy mình nhiều vấn đề lắm đi thôi, bây giờ mình phải làm sao đây?”.
Sẽ rất khó để nói điều gì sẽ xảy đến với chúng ta trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời. Mỗi lựa chọn sẽ dẫn đến một con đường khác nhau và để thiết lập cho mình một tương lai tài chính tươi sáng và vững chắc, chúng ta cần lưu ý 3 điều:
1. Tăng khoản tiết kiệm nghỉ hưu
Bỏ vào tài khoản tiết kiệm cho tuổi già bao nhiêu là tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý chí của mỗi người. Có rất nhiều chương trình bảo hiểm nghỉ hưu dành cho người trẻ với tỷ lệ đóng góp khá thấp, chỉ 2-3% tổng thu nhập cá nhân hàng tháng. Trong khi đó, hầu hết các nhà hoạch định tài chính đề xuất tỷ lệ tiết kiệm hưu trí mục tiêu là 10% tiền lương.
2. Thiết lập khoản tiết kiệm giáo dục cho con cái
Một khi đã có con ở tuổi 30, hãy bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt. Trên thực tế, chúng ta bắt đầu càng sớm, giá trị tiền sẽ càng được nhân lên. Một nguyên tắc khi lập quỹ tiết kiệm đó là không rút tiền ra. Tiết kiệm là thói quen khó xây dựng và cũng khó duy trì nếu như chúng ta luôn trong tâm thế có thể rút khoản tài chính này bất cứ khi nào cần đến.
3. Thoát khỏi các khoản nợ thẻ tín dụng
Một trong những điều quan trọng nhất chúng ta nên làm trong độ tuổi 30 nếu muốn cải thiện vấn đề tài chính của mình đó là thoát khỏi nợ thẻ tín dụng ngay cả khi điều đó có thể khiến chúng ta phải tiết kiệm hoặc đầu tư ít hơn.
Phụ nữ Việt Nam